tailieunhanh - TÌM HIỂU VỀ NHAC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CHĂM
Trong nghệ thuật biểu diễn truyền thống Chăm, âm nhạc và múa là những loại hình nghệ thuật quan trọng phản ánh những nhận thức, thể hiện những tình cảm, quan niệm về thẩm mỹ. của người Chăm. Âm nhạc truyền thống Chăm với những bài ca nghi lễ, những làn điệu dân ca, những bài hát ru. đã ăn sâu vào tâm hồn của mỗi người Chăm ngay từ tấm bé. Nền âm nhạc ấy đã đem lại một sức sống mãnh liệt cho các sinh hoạt của cộng đồng người Chăm | - Loại trống thứ ba là trống ghinằng, trống ghinằng có hình dạng tương tự như trống cơm của người Việt nhưng lớn hơn. Trống này có tang trống làm bằng gỗ trắc hay bằng lăng khoét rỗng, một mặt bằng da nai, một mặt bằng da trâu. Trống gồm bộ hai chiếc mà tang trống của cả hai chiếc phải được làm bằng cùng một loại cây, tốt nhất là cùng một thân cây, và mặt trống cũng được làm từ một mảnh da. Như một nguyên tắc bất di bất dịch, trống ghinằng bao giờ cũng đi một cặp, (họ quan niệm như âm với dương) và khi chơi được đặt chéo với nhau, một mặt tiếp đất, một mặt hướng lên trời. Mặt tiếp đất bao giờ cũng đánh bằng tay phải, tay đánh dùi; còn mặt hướng lên trời bao giờ cũng đánh trống vỗ bằng tay trái với kỹ thuật biểu diễn thật điêu luyện. Về chức năng nghệ thuật, trống ghinằng tham gia vào tất cả các lễ hội của người Chăm từ lễ hội thiêng cho đến hội vui. Và đặc biệt trống ghinằng tham gia vào đệm cho những điệu múa truyền thống của người Chăm, tạo những tiết tấu rất sôi động, giúp cho không khí của buổi lễ thêm vui vẻ, rộn rã.
đang nạp các trang xem trước