tailieunhanh - Giáo trình chăn nuôi bê nghé sơ sinh bằng sự thay đổi thành phần sữa p10

Tham khảo tài liệu 'giáo trình chăn nuôi bê nghé sơ sinh bằng sự thay đổi thành phần sữa p10', khoa học tự nhiên, nông - lâm phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Chương 9 CHĂN NUÔI BÒ THỊT Chương này chủ yếu nói về chăn nuôi bò theo hướng chuyên thịt mặc dù trâu và các loại bò khác sữa cày kéo cũng đóng góp một phần quan trọng trong tổng số lượng thịt bò tiêu thụ hàng năm. Phần đầu của chương trình bày một số quy luật phát triển của các mô trong thân thịt nhằm làm cơ sở cho việc quyết định thời gian nuôi để đạt được năng suất chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế tối ưu. Tiếp theo là các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng thịt của bò. Phần kỹ thuật chăn nuôi nói về việc nuôi bê trước vỗ béo và các phương pháp vỗ béo bò. Phân cuối của chương nói về các hình thức tổ chức chăn nuôi và marketing sản phẩm thường được áp dụng trong ngành chăn nuôi bò thịt. I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC MÔ TRONG THÂN THỊT . Mô xương Mô xương là phần không ăn được. Tỷ lệ của nó trong thân thịt cao làm giảm giá trị của thân thịt. Trâu bò thịt có bộ xương phát triển quá kém hoặc quá thô đều không tốt. Theo tuổi thì khối lượng tuyệt đối của bộ xương tăng lên nhưng tốc độ phát triển tương đối thì giảm xuống và tỷ trọng của bộ xương trong thân thịt giảm. Trong thời kỳ phát triển thì cường độ phát triển của xương trục mạnh hơn xương ngoại vi làm cho cơ thể phát triển theo chiều dài nhanh hơn chiều rộng chiều cao. Nếu tính theo khối lượng cơ thể thì khi sơ sinh bộ xương chiếm 22 73 18 tháng là 11 7 và 5 năm là 9 9 . Như vậy trong giai đoạn từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi đặc biệt là trước 14 tháng tuổi thì xương sinh trưởng nhanh. . Mô cơ Giá trị của thân thịt tăng lên khi tỷ lệ cơ trong đó tăng. Trong cơ thể trâu bò sự phát triển của hệ cơ có liên quan đến sự phát triển của hệ xương. Trong thời kỳ thai hệ cơ tứ chi phát triển mạnh còn cơ xương trục phát triển chậm còn thời kỳ ngoài thai thì ngược lại. Nhìn chung hệ cơ phát triển nhất trong 6 tháng đầu sau đó giảm dần và đặc biệt là sau 18 tháng thì tốc độ phát triển của cơ rất chậm. Thành phần tổ chức học và hoá học của cơ cũng thay đổi trong quá trình phát triển. Chiều .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN