tailieunhanh - THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG - phần 2
Sự hình thành và phát triển Bắt đầu từ năm 1986 Việt Nam đã chính thức thực hiện chính sách “Đổi mới”, với trọng tâm là chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Chính sách đổi mới đã thực sự có tác động tích cực đối với toàn bộ đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, đem lại sự ổn định và tăng trưởng kinh tế cao, đời sống người dân được cải thiện. . | Thứ ba môi trường luật pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm mặc dù đã được quan tâm xây dựng nhưng đến nay vẫn chưa theo kịp sự phát triển của ngành đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Điều vui mừng là việc sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm đã được đưa vào chương trình nghị sự của Quốc hội trong năm 2010. Thứ tư nhận thức và hiểu biết của thị trường cũng như của các cơ quan nhà nước nói chung về bảo hiểm nhân thọ vẫn chưa cao gây khó khăn cho hoạt động của ngành. Đặc biệt đến nay đại lý bảo hiểm nhân thọ chưa nhận được sự đánh giá cao của công chúng và chưa được chính thức thừa nhận như một nghề nghiệp chuyên nghiệp. Thứ năm hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gặp không ít khó khăn do thị trường tài chính của Việt Nam chưa phát triển đầy đủ. Hiện có tới 90 nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chỉ dành đầu tư vào trái phiếu chính phủ và gửi ngân hàng thương mại. Vì thế hiệu quả đầu tư thấp và bảo tức cho người tham gia bảo hiểm vẫn chưa cao. Bên cạnh những thách thức trên những hệ quả của giai đoạn phát triển nóng cũng là những vấn đề mà ngành bảo hiểm nhân thọ cần phải giải quyết vượt qua. 2. Triển vọng của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam Mặc dù có những khó khăn thách thức như nêu trên nhưng thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam cũng đứng trước những cơ hội phát triển rất lớn. Các cơ sở cho nhận định này là về dân số và nhu cầu đào tạo Hiện nay dân số Việt Nam là 85 triệu người-đứng hàng thứ 13 trên thế giới với mức tăng hàng năm khoảng 1 triệu người. Điểm đáng chú ý Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ với 52 triệu người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 60 tổng dân số tuổi thọ trung bình không ngừng được cải thiện từ 50 tuổi trong những năm 1960 tăng lên 72 tuổi vào năm 2005 . Với dân số trẻ cùng với truyền thống hiếu học cộng với yêu cầu rất lớn về nguồn nhân lực có trình độ cao sau khi Việt Nam hội nhập vào kinh tế thế giới dẫn đến nhu cầu đào tạo của Việt Nam ngày càng cao đặc .
đang nạp các trang xem trước