tailieunhanh - Ấn chương Việt Nam - Lệ phong ấn cho Hoàng thái tử, Hoàng tử, Hoàng tôn và Hoàng thân ở phủ Tôn nhân triều Nguyễn
Ngay từ thời Gia Long đã có lệ dùng sách ấn vàng tấn phong tước cho các Hoàng tử, Hoàng tôn, Hoàng thân tước công trở lên. Lễ sách lập Hoàng thái tử diễn ra với nghi lễ hết sức long trọng. Hoàng thái tử cùng đại thần văn võ, Hoàng tử, Hoàng thân phủ Tôn nhân quỳ lạy nghe chiếu, rồi Hoàng thái tử làm lễ nhận sách vàng, ấn vàng và ngồi vào vị trí của người kế vị sau này. Sử cũ ghi lại. | Ân chương Việt Nam - Lệ phong ấn cho Hoàng thái tử Hoàng tử Hoàng tôn và Hoàng thân ở phủ Tôn nhân triều Nguyễn Ngay từ thời Gia Long đã có lệ dùng sách ấn vàng tấn phong tước cho các Hoàng tử Hoàng tôn Hoàng thân tước công trở lên. Lễ sách lập Hoàng thái tử diễn ra với nghi lễ hết sức long trọng. Hoàng thái tử cùng đại thần văn võ Hoàng tử Hoàng thân phủ Tôn nhân quỳ lạy nghe chiếu rồi Hoàng thái tử làm lễ nhận sách vàng ấn vàng và ngồi vào vị trí của người kế vị sau này. Sử cũ ghi lại Gia Long năm thứ 15 1816 có chỉ Chuẩn cho làm sách tấn phong cho Hoàng thái tử thì dùng vàng 5 tờ. ấn làm bằng vàng núm đúc hình con rồng ngồi vuông 2 tấc 4 phân dày 3 phân 2 ly 190 . Ngoài lễ tấn phong sách vàng ấn vàng cho Hoàng thái tử theo lệ chung còn có trường hợp Hoàng thái tử được ban ấn tín riêng. Đó là việc cuối đời Gia Long không được thực hiện việc truyền ngôi kế thừa theo dòng trưởng lẽ ra Gia Long phải truyền ngôi cho con trai Hoàng tử Cảnh là Hoàng Tôn Đán nhưng với một nhãn quan chính trị đúng đắn ông đã đặt giang sơn vào tay Nguyễn Phúc Đảm là người con thứ tức vua Minh Mệnh sau này bất chấp sự bất đồng của một số đại thần. Việc vua Gia Long ban thêm ấn Hoàng thái tử thủ tín cho Hoàng thái tử Phúc Đảm cũng nằm trong định hướng này. Chính sử ghi Gia Long năm thứ 19 1820 có chỉ Chuẩn cho đúc ấn Thủ tín nhỏ và vuông bằng bạc cho Hoàng thái tử vuông 6 phân 7 ly dày 3 phân núm đúc con rồng ngồi trong khắc 5 chữ Triện Hoàng thái tứ thủ tín 191 . Như vậy trước khi lên ngôi Minh Mệnh đã được dùng ấn riêng có giá trị rất cao về mặt pháp lệnh hơn hẳn những ấn được phong cùng với sách vàng. Trên những văn bản chữ Hán - Kho Châu bản triều Nguyễn còn in lại nhiều ấn Hoàng thái tử thủ tín. Dấu hình vuông có kích thước 3 2x3 2cm bên trong khắc 5 chữ Triện Hoàng thái tử thủ tín M M chữ Tử dài gấp đôi các chữ khác để cân đối với bố cục dấu hình vuông. Xem xét những văn bản có đóng dấu Hoàng thái tử thủ tín thì đều là những văn bản quan trọng điều này chứng tỏ cho luận cứ chúng tôi .
đang nạp các trang xem trước