tailieunhanh - LÝ LUẬN VĂN HỌC - Đề 4

Vì sao có thể nói văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người? Liên hệ với thực tế văn học. * BÀI LÀM Văn học là trong những loại hình nghệ thuật có từ rất sớm, gắn bó thiết thân với đời sống tinh thần của con người ngay từ thuở xa xưa. Dù dưới hình thức nào thì nó vẫn là sự phản ánh thế giới khách quan qua thế giới chủ thể của nghệ sĩ. Tác phẩm nghệ thuật chân chính là sự giãi bày những tình cảm, những khát vọng sâu xa. | Chủ đề 12 LÝ LUẬN VĂN HỌC Đề 4 Vì sao có thể nói văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người Liên hệ với thực tế văn học. BÀI LÀM Văn học là trong những loại hình nghệ thuật có từ rất sớm gắn bó thiết thân với đời sống tinh thần của con người ngay từ thuở xa xưa. Dù dưới hình thức nào thì nó vẫn là sự phản ánh thế giới khách quan qua thế giới chủ thể của nghệ sĩ. Tác phẩm nghệ thuật chân chính là sự giãi bày những tình cảm những khát vọng sâu xa của nhà văn trước cuộc đời trước những vấn đề có ý nghĩa thân thiết đối với con người. Dù văn học viết về những sự cố lớn lao bão táp cách mạng chiến tranh hay chỉ diễn tả một tiếng chuông chùa một bờ tre ruộng lúa. bao giờ ta cũng tìm thấy hình bóng tâm sự của con người gửi gắm ở bên trong. Với tư cách là cụ thể của hoàn cảnh là động lực của sự phát triển xã hội là nguồn gốc của mọi sáng kiến phát minh. Con người với tất cả niềm vui nỗi buồn tâm tư khát vọng thành đạt hay khổ đau luôn luôn là đối tượng trung tâm của văn học là mối quan tâm hàng đầu của nghệ sĩ chân chính. Tình yêu thương đối với con người là nguồn động lực căn bản nhất thúc đẩy ngòi bút của mọi nhà văn chân chính. Nhà văn Nga Tolstoi đã từng viết Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu . Còn Goethe thì nói Những điều đầu tiên mà thiên nhiên cần là tình yêu nồng nàn đối với cuộc sống . Nữ văn sĩ Pháp Elsa Trisolet thì diễn tả tình yêu ấy bằng hình ảnh thật cụ thể Nhà văn là người cho máu . Đó là một tình yêu bao gồm cả sự hi sinh to lớn. Tác phẩm chân chính đúng là sản phẩm của trí tuệ trái tim mồ hôi và cả nước mắt nữa của người nghệ sĩ là kết quả của quá trình nếm trải nung nấu cảm xúc dào dạt - cái mà người ta gọi là cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật. Không ai làm thơ làm văn trong trạng thái khô cằn chai sạn xúc cảm. Cảm hứng ấy có thể bắt đầu từ niềm vui sướng tự hào hay tin tưởng phấn khởi nhưng với nghệ sĩ chân chính thì chẳng bao giờ có niềm vui hời hợt giản đơn. Bởi vì cuộc sống con người trong tính hiện thực của nó niềm vui luôn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
6    124    1    26-12-2024
18    130    0    26-12-2024