tailieunhanh - Bón Lót Cho Khoai Tây

Cây khoai tây vừa có giá trị thực phẩm vừa có giá trị lương thực. Đây là một loại cây cho củ có giá trị dinh dưỡng cao, lại dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, có năng suất khá cao nên được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Khoai tây là loại cây có yêu cầu cao đối với các chất dinh dưỡng. Trung bình 1 tấn củ khoai tây lấy đi từ đất 5,86 kg N; 1,11kg P2O5; 8,92 kg K2O. Với năng suất 15 tấn/ha, cây khoai tây lấy đi từ đất 88 kg N; 17 kg. | Bón Lót Cho Khoai Tây Cây khoai tây vừa có giá trị thực phẩm vừa có giá trị lương thực. Đây là một loại cây cho củ có giá trị dinh dưỡng cao lại dễ trồng thời gian sinh trưởng ngắn có năng suất khá cao nên được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Khoai tây là loại cây có yêu cầu cao đối với các chất dinh dưỡng. Trung bình 1 tấn củ khoai tây lấy đi từ đất 5 86 kg N 1 11kg P2O5 8 92 kg K2O. Với năng suất 15 tấn ha cây khoai tây lấy đi từ đất 88 kg N 17 kg P2O5 134 kg K2O. Ngoài ra khoai tây còn lấy đi từ đất 19 kg CaO 16 kg MgO. Tính ra để đảm bảo khoai tây có năng suất 15 tấn củ ha với hệ số sử dụng phân bón trung bình là 50 thì cần bón cho 1 ha là 382 kg urê 204 kg supe lân 448 kg KCl. Cũng như các loại cây có củ khác khoai tây có nhu cầu đối với kali rất lớn và tỷ lệ cân đối đạm-kali cần được đảm bảo. Bón cân đối đạm-kali cho khoai tây có thể làm tăng năng suất củ là 47-102 với hiệu suất là 1kg KCl cho 64-88 củ khoai tây. Do hiệu lực của phân kali lớn như vậy cho nên ở những nơi thiếu phân kali cần tăng cường bón các loại phân bón giàu kali như phân chuồng rơm rạ tro bếp để bổ sung kali cho cây. Khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn lại trồng vào vụ đông có nhiệt độ tương đối thấp nên phân hữu cơ phát huy tác dụng chậm và có những hạn chế vì vậy bón phân vô cơ cho khoai tây là rất cần thiết. Phân chuồng bón cho khoai tây cần được ủ hoai mục để có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho khoai tây nhất là trong điều kiện nhiệt độ thấp của mùa đông đồng thời có tác dụng cải thiện các đặc tính vật lý của đất làm tốt hơn chế độ không khí trong đất. Thời kỳ bón phân cho khoai tây có ý nghĩa rấtlớn. Nếu bón không đúng lúc bón muộn có thể dẫn đến cây tốt lá mà hình thành củ rất ít củ lại nhỏ. Thông thường phân chuồng phân lân được bón lót toàn bộ. Phân đạm cần được bón sớm bón tập trung. Có thể bón lót 20 lượng phân đạm. Số còn lại chia ra bón 2 lần sau khi mọc 15 ngày và 30 ngày kết hợp với vun gốc. Lượng phân bón cho khoai tây thay đổi tuỳ thuộc vào độ phì nhiêu của

TỪ KHÓA LIÊN QUAN