tailieunhanh - Thơ Tố Hữu - Kính gửi cụ Nguyễn Du

Giữa lúc nhân dân ta còn chống Mỹ, vùng Hà Tĩnh quê hương của Nguyễn Du ở trong tuyến lửa dữ dội. Nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất của thi hào, lại có dịp đi vào Khu Bốn, Tố Hữu “cảm tác” ra bài thơ này để thể hiện những cảm xúc, những nung nấu từ lâu về Nguyễn Du và Truyện Kiều (lưu ý thời kỳ này rất nhiều nhà thơ đã viết về đề tài này). 1. Bài thơ được viết bằng thể thơ lục bát mượt mà mà Nguyễn Du đã từng dùng để tạo. | Chuyên đề Thơ Tố Hữu Vấn đề 3 Kính gửi cụ Nguyễn Du A. KIẾN THỨC CƠ BẢN Giữa lúc nhân dân ta còn chống Mỹ vùng Hà Tĩnh quê hương của Nguyễn Du ở trong tuyến lửa dữ dội. Nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất của thi hào lại có dịp đi vào Khu Bốn Tố Hữu cảm tác ra bài thơ này để thể hiện những cảm xúc những nung nấu từ lâu về Nguyễn Du và Truyện Kiều lưu ý thời kỳ này rất nhiều nhà thơ đã viết về đề tài này . 1. Bài thơ được viết bằng thể thơ lục bát mượt mà mà Nguyễn Du đã từng dùng để tạo nên Truyện Kiều bất hủ. Tất cả gồm 34 câu đựơc phân bố một cách có dụng ý. Hai câu đầu là không gian và thời gian tạo gợi cảm xúc. Sau đó cảm xúc được triển khai. Năm khổ thơ đều đặn sáu câu có tính chất suy ngẫm bàng bạc một nỗi niềm hướng về quá khứ. Khổ sáu câu thứ nhất nói về mối thương cảm với thân phận nàng Kiều. Tiếp theo là sự cảm thông với Nguyễn Du. Hai khổ Tiếngđàn. hại người là liên hệ với thời đại ngày nay để khẳng định sức sống lâu dài và giá trị của tác phẩm. Khổ tiếp theo Tố Hữu đánh giá cao với lòng trân trọng và biết ơn Nguyễn Du. Hai câu cuối trở về thơ hiện tại sôi động và của cuộc kháng chiến chống Mỹ. 2. Câu thơ Bâng khuâng nhớ cụ thương thân nàng Kiều là cảm hứng bao trùm bài thơ và nói lên tâm trạng rất phù hợp của Tố Hữu. Khi Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân . Những suy ngẫm có dịp trỗi dậy để tác giả nhớ người xưa . Tố Hữu xúc cảm nhất đối với nàng Kiều là nghĩ đến một thân phận bơ vơ tâm trạng ngổn ngang đau đớn không lối thoát đành phó thác cuộc đời mình cho số phận những tâm trạng ba đào và cảnh ngộ đáng thương của Kiều nhi được biểu hiện gợi cảm nhất ở các từ láy tê tái lênh đênh ngẩn ngơ. Chỉ mấy câu mà tác giả gợi được cả cuộc đời Kiều và cho thấy niềm cảm thông sâu sắc với nhân vật này. Từ xưa đến nay có rất nhiều nhà thơ vịnh Kiều say Kiều và Tố Hữu đóng góp một tiếng nói rất riêng của mình của thời đại mình để chia sẻ với thân phận và tâm sự của Kiều. Tố Hữu thấy Kiều số phận lênh đênh bơ vơ và tâm trạng luôn ngổn ngang ngẩn ngơ. Không phải ngẫu nhiên mà ở .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
40    114    0    27-12-2024
15    107    0    27-12-2024