tailieunhanh - Phận người qua nét cọ truyền thần

Vị họa sĩ già khoe những bức thư này như những báu vật. Ông gọi đó là những phần thưởng cho mấy chục năm làm nghề của ông, khi đã dẹp sang một bên gánh nặng cơm áo! Nằm khiêm tốn giữa con phố sầm uất nhất Hà Nội với cơ man hàng hóa và dòng người lại qua, cửa hàng truyền thần tại 47 Hàng Ngang của nghệ nhân Nguyễn Bảo Nguyên trông khá tách biệt với những bức ảnh truyền thần đen trắng. . | Phận người qua nét cọ truyền thần Vị họa sĩ già khoe những bức thư này như những báu vật. Ông gọi đó là những phần thưởng cho mấy chục năm làm nghề của ông khi đã dẹp sang một bên gánh nặng cơm áo Nằm khiêm tốn giữa con phố sầm uất nhất Hà Nội với cơ man hàng hóa và dòng người lại qua cửa hàng truyền thần tại 47 Hàng Ngang của nghệ nhân Nguyễn Bảo Nguyên trông khá tách biệt với những bức ảnh truyền thần đen trắng. Cửa hiệu của cha con họa sĩ Bảo Nguyên với chân dung các minh tinh điện ảnh của thế giới Cửa hiệu của cha con họa sĩ Bảo Nguyên với chân dung các minh tinh điện ảnh của thế kỷ trước treo kín tường. Trong đó một người đàn ông lớn tuổi nhỏ thó đầu tóc bạc họa sĩ truyền thần Bảo Nguyên và con trai ông Bảo Lân đang mải miết với công việc của mình. Trong câu chuyện dài lan man người họa sĩ già hồi tưởng về mấy chục năm cầm cọ của mình với bao đổi thay của thời cuộc. Vào thời gian thịnh vượng nhất Hà Nội có đến gần 300 hiệu truyền thần. Giờ chỉ còn khoảng trên dưới 10 hiệu tập trung chủ yếu tại các khu phố cổ như 51 Hàng Đào 24 31 Hàng cả đều được truyền dạy theo kiểu cha truyền con nối và tự mày mò học mót . Xuất thân từ một gia đình trung lưu lẽ ra Bảo Nguyên đã cầm bằng Đại học Tổng hợp khoa Lý. Nhưng khi gần thi tốt nghiệp ông bị một trận ốm quật ngã và trượt kỳ thi. Cuộc đời ông sang một ngã rẽ khác khi những bước chân buồn chán đưa ông lang thang vào các cửa hiệu truyền thần. Dưới mắt chàng sinh viên trẻ khi đó công việc này thật diệu kỳ và mới mẻ. Với những dụng cụ vô cùng giản đơn que tăm đũa bông. mà các nghệ nhân truyền thần tái sinh lại được những bức chân dung sống động. Bảo Nguyên xin vào làm thợ phụ tại một cửa hiệu để học nghề. Nhưng ông bị từ chối ngay với lý do chật chỗ. Thực ra nghề này chỉ được những người trong gia đình truyền dạy nhau và cũng không tuyển người ngoài vì sợ mất nghề. Không nản chí Bảo Nguyên về nhà tự mày mò học. Ông nhận ra chất liệu để làm nên một bức ảnh truyền thần khá đơn giản và không hiếm giấy bột than bút vẽ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN