tailieunhanh - Chuẩn bị tâm lý khi bé sắp "lên chức"

Khi biết rằng có một sinh linh bé bỏng đang tựu hình trong mình, có thể bạn rất vui vì mình sắp hoàn thành chỉ tiêu. "hai con" rồi. Thế nhưng, có thể bé con của bạn đang thấy khó chịu bởi ý nghĩ mình sắp có một đứa em. Không phải bé ghét em đâu, phải chăng thái độ xuất phát từ nỗi lo em bé sẽ chiếm lấy vị trí độc tôn của mình. Trong những trường hợp như thế này, vấn đề đặt ra là bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho đứa trẻ đầu để bé. | Chuẩn bị tâm lý khi bé sắp lên chức Khi biết rằng có một sinh linh bé bỏng đang tựu hình trong mình có thể bạn rất vui vì mình sắp hoàn thành chỉ tiêu. hai con rồi. Thế nhưng có thể bé con của bạn đang thấy khó chịu bởi ý nghĩ mình sắp có một đứa em. Không phải bé ghét em đâu phải chăng thái độ xuất phát từ nỗi lo em bé sẽ chiếm lấy vị trí độc tôn của mình. Trong những trường hợp như thế này vấn đề đặt ra là bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho đứa trẻ đầu để bé dễ dàng chấp nhận thực tế là mình sắp lên chức rồi. Không thể phủ nhận một điều là đa số trẻ em đều thích em bé. Nhưng chuyện thích em bé và chuyện có một đứa em lại là chuyện hoàn toàn khác nhau. Đã quen với vị trí độc tôn trong nhà quen với việc bố mẹ luôn dành thời gian và những gì tốt đẹp nhất cho mình nay lại phải san sẻ cho một đứa bé khác một thành viên mới trong nhà thực sự là việc không dễ chút nào đối với trẻ. Tùy theo mỗi đứa trẻ và mỗi gia đình các bé sẽ có những biểu hiện khác nhau trước vấn đề này. Bên cạnh đó thái độ của những người xung quanh cũng góp phần quan trọng hình thành suy nghĩ và tình cảm của trẻ dành cho em. Theo thói quen của người Việt Nam chúng ta ở những gia đình sắp sinh thêm đứa con thứ hai người lớn trong nhà thường hay trêu bé rằng Mẹ sắp có em bé rồi mẹ không thương cu Bi nữa đâu Mai mốt mẹ sinh em bố sẽ chơi với em không chơi với bé Mi nữa . Những câu nói tưởng chừng như vô thưởng vô phạt của người lớn lại gây tác động ngầm đến tâm lý của trẻ. Đối với trẻ việc chấp nhận gia đình có thêm một thành viên mới đã khó nay lại nghe nói thành viên mới này còn sắp cướp đi cả bố mẹ nữa sao mà chịu được. Cũng chính vì thế mà ở nhiều trẻ đã xuất hiện những sang chấn tâm lý những căng thẳng khi sắp có em. Trường hợp của bé Khánh Hà là một ví dụ điển hình. Từ khi mẹ sinh em bé trở nên lầm lì hẳn đi ít nói ít cười dễ nổi cáu và khó bảo. Hay bé Duy 9 tuổi thường xuyên có thái độ khó chịu với em không chịu nhận em trước mặt mọi người. Một số bé có biểu hiện chống đối và trở nên hư hỏng lại còn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN