tailieunhanh - Những chuyện lạ thi cử thời xưa (trích)

Sách xưa chép chuyện khoa thi hội năm Canh Thân, niên hiệu Chính Hòa thứ I (1680), có hai cặp thầy trò và bố con dự thi. Đó là Vũ Đình Phúc với người con là Vũ Đình Thiều và học trò của ông Phúc là Phạm Hữu Dung. | Những chuyện lạ thi cử thời xưa trích Thứ Ba 14 06 2011 11 44 SA Lượt xem 67 Sách xưa chép chuyện khoa thi hội năm Canh Thân niên hiệu Chính Hòa thứ I 1680 có hai cặp thầy trò và bố con dự thi. Đó là Vũ Đình Phúc với người con là Vũ Đình Thiều và học trò của ông Phúc là Phạm Hữu Dung. Đỗ tiến sĩ nhờ. làm chuồng cho chữ Hai bố con ông Vũ người làng Mỗ Trạch huyện Đường An nay là xã Tân Hồng huyện Cẩm Bình tỉnh Hải Dương. Còn quê Phạm Hữu Dung ở xã Ngọc Cục cùng huyện với hai người trên. Tranh vẽ cảnh trường thi xưa Khi vào thi ba người dựng lều gần nhau. Đầu văn sách có câu hỏi về nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly 1330- người làng Đại Lại huyện Tống Sơn nay là Hà Đông huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa. Hồ Quý Ly làm quan trong giai đoạn triều đình nhà Trần đã suy thoái. Ông bèn đoạt ngôi vua Trần dựng lên triều đại nhà Hồ muốn thực hiện một số cải cách táo bạo để cứu vãn đất nước. Nhưng giặc Minh thừa cơ đã đem quân sang xâm lược nước ta. Hồ Quý Ly tiến hành cuộc kháng chiến song thất bại và bị bắt giải về Trung Quốc. Cơ nghiệp nhà Hồ xây dựng nên chỉ tồn tại được có 7 năm thì đổ. Dư luận xã hội nhiều thế kỷ qua cho rằng việc Hồ Quý Ly cướp ngôi vua nhà Trần chịu thua quân xâm lược Minh để cho chúng bắt cầm tù là một tội lớn. Nhiều nhà nho các triều đại phong kiến sau đó đã lên án họ Hồ cho Hồ Quý Ly là Quỷ đỏ gian thần nghịch tặc . Bởi thế trong khoa thi Hội nói trên thí sinh phải tuân theo quan niệm chính thống của tầng lớp nho sĩ và xã hội đương thời khi viết tên Hồ Quý Ly phải biết chọn chữ như thế nào để biểu thị sự khinh bỉ chê bai nhân vật lịch sử này theo đúng quan điểm của người ra .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN