tailieunhanh - Thực trạng thương hiệu việt trên trường quốc tế

Trong những năm gần đây, giá trị xuất khẩu của Việt Nam không ngừng gia tăng. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta như: Càphê, gạo, da dầy, dệt may đã chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu xuất khẩu. Tuy nhiên, thương hiệu của hàng Việt Nam lại chưa được thị trường thế giới biết đến. | Cà phê Trung Nguyên sau khi vượt qua rất nhiều khó khăn để bước đầu chen chân được vào thị trường Mỹ thì gần như ngay lập tức một thương hiệu cà phê Trung Nguyên cũng với màu nâu ấy, logo ấy được đăng ký bảo hộ tại văn phòng sáng chế và bảo hộ Mỹ (USPTO). Và tiếc thay người đăng ký thương hiệu này lại không phải là đại diện của cà phê Trung Nguyên Việt Nam mà là công ty Lifefil Cooperation của bang Carlifornia. Ít lâu sau Tổng công ty dầu khí Việt Nam cũng đã bị đẩy vào nguy cơ mất thương hiệu tại thị trường Mỹ khi thương hiệu Petro Việt Nam được một công ty tại Mỹ là Nguyên Lai đăng ký bảo hộ tại USPTO. Văn phòng sáng chế vào bảo hộ Mỹ đang chờ những phản ứng từ phía Việt Nam trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Thậm chí ngay tại thị trường Trung Quốc láng giềng, công ty sản xuất giầy dép Bình Tiên đã phải rất vất vả mới đòi lại được thương hiệu Biti’s bị một công ty ở Côn Minh chiếm dụng. Rõ ràng thương hiệu của chúng ta bị đánh cắp nhưng theo lí luận của những người đánh cắp thì lỗi là ở chúng ta. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm tới việc đăng ký bảo hộ thương hiệu quốc tế cho sản phẩm của mình trước khi mang chuông đi đánh xứ người. Vì thế việc đòi lại các thương hiệu đã gặp rất nhiều khó khăn.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.