tailieunhanh - TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT CHÈO

Dựa vào một số sử liệu và cứ liệu ít ỏi ghi trong sách báo của các bậc đi trước, một số di vật quý hiếm còn tồn giữ và lời kể của các nghệ nhân từng chứng kiến hoặc trực tiếp hoạt động chèo qua các giai đoạn của thời kỳ, vào số cáo bạch, quảng cáo, chụp ảnh và bài viết (rất ít) trên báo chí đương thời hiện lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Trung ương, chúng tôi muốn nêu lên bộ mặt vốn có của sân khấu chèo suốt thời gian đất nước sa vào. | ở đây, trống chầu ngày càng bớt ý nghĩa và vai trò cầm trịch buổi diễn (thúc đẩy uốn nắn diễn xuất, khen phạt nghệ nhân, hướng dẫn khán giả) vì thiếu người biết thưởng thức đứng ra đảm nhiệm. Yêu nghề như ông Khoá Căn cũng chỉ đủ sức duy trì việc đó dăm bẩy tháng, sau vì còn bận nhiều việc khác, đành bỏ lửng. Những việc khen thưởng nghệ nhân mỗi khi xem được ngón hay, thì khán giả vẫn giữ tuy có khảng tảng hơn. Cũng vậy, dù đồng bào thuộc nghề, thuộc cả tính nết và biết rõ gia cảnh từng nghệ nhân, đôi khi có khán giả đùm bọc chăm sóc họ như người thân, song sự giao lưu mật thiết giữa người xem và người diễn thì không còn như thời kỳ chèo sân đình. Nhiều khán giả vui vẻ chấp nhận thái độ thưởng thức thụ động khi xem diễn. Và nghệ nhân đóng vai chỉ còn trông chờ người nhắc vở và tự mình tìm bắt trúng mạch khán giả mà có diễn xuất tương hợp. Ðồng lạc đông khách khoảng dăm bảy năm, rồi lại rơi vào tình trạng giống bên hàng Bạc là thiếu tích mới, cho dẫu đã tích cực chuyển từ tích Tuồng và đồ lại chuyện cổ. Rõ ràng, khi Ban Hát diễn ở một địa điểm cố định, với số nhiều khán giả thị dân có điều kiện mua vé xem thường xuyên, thì vấn đề tích mới là chuyện sống còn, điều mà các phường gánh lưu diễn hàng năm xuân thu nhị kỳ chưa thấy cấp thiết.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN