tailieunhanh - Tề Bạch Thạch

Ngày 23 tháng 11 năm 1863 (tức năm Đồng Trị thứ hai, đời Thanh) tại ngôi làng Tinh Đẩu, huyện Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam Trung Quốc, một bé trai đã chào đời trong một gia đình nông dân nghèo. Gia đình này bấy giờ đã có bốn người, gia chủ là ông Tề Quán Chánh (25 tuổi) và bà Chu (19 tuổi) cùng với song thân của gia chủ (56 tuổi và 51 tuổi.) Người thành viên thứ 5 bé nhỏ trong gia đình này là niềm hạnh phúc biết bao cho gia đình gồm bố mẹ và. | Tề Bạch Thạch Ngày 23 tháng 11 năm 1863 tức năm Đồng Trị thứ hai đời Thanh tại ngôi làng Tinh Đẩu huyện Tương Đàm tỉnh Hồ Nam Trung Quốc một bé trai đã chào đời trong một gia đình nông dân nghèo. Gia đình này bấy giờ đã có bốn người gia chủ là ông Tề Quán Chánh 25 tuổi và bà Chu 19 tuổi cùng với song thân của gia chủ 56 tuổi và 51 tuổi. Người thành viên thứ 5 bé nhỏ trong gia đình này là niềm hạnh phúc biết bao cho gia đình gồm bố mẹ và ông bà nội. Tiếc thay cậu bé thật yếu ớt bệnh hoạn thiếu ăn tưởng chừng không sống quá 4 tuổi. Nhưng rồi cậu cũng giành được sinh mệnh của mình trên tay tử thần. Đó là cuộc tranh đấu thứ nhất trong đời mở đầu cho biết bao cuộc tranh đấu khác sau này cuộc đấu tranh cho đời sống tinh thần đầy ý nghĩa mãi đến phút lìa trần 16-9-1957. Tề Bạch Thạch ũ ũ ũ tên thực là Tề Thuần Chi tự là Vị Thanh biệt hiệu Lan Đình. Năm 27 tuổi học vẽ được thầy là Hồ Thâm Viên đặt tên cho là Hoàng nghĩa là ngọc hình bán nguyệt tự là Tần Sinh hiệu là Bạch Thạch. Ông còn vô số tên hiệu khác chẳng kém gì hai đại danh họa Nghê Vân Lâm đời Nguyên và Thạch Đào Hòa Thượng đầu đời Thanh. Đại khái có thể kể như Tề Đại A Chi A Trường Mộc Nhân Lão Mộc Lão Mộc Nhất Mộc Cư Sĩ Ký Viên Ký Bình Lão Bình Bình Ông Ký Bình Đường Lão Nhân Bạch Thạch Sơn Ông Bạch Thạch Lão Nhân Tá Sơn Ngâm Quán Chủ Giả Tinh Đường Lão Ốc Hậu Nhân Hạnh Tử Ô Lão Dân Tam Bách Thạch Ấn Phú Ông. Tề Bạch Thạch đã trải một tuổi thơ gian khổ như biết bao cậu bé khác chốn quê nghèo. Năm lên 8 cậu theo học ông ngoại một ông đồ nghèo với dăm quyển Tam tự kinh Bách gia tính Thiên gia thi và Luận ngữ. Cậu nổi tiếng ngay nhưng chẳng phải vì tài văn chương thi phú mà vì tài năng hội họa. Năng khiếu hội họa của cậu đã bộc phát. Những hình ảnh những đường nét ngẫu hứng vẽ ngư ông điểu thú thảo trùng. tuy còn non nớt nhưng cho thấy nhiều triển vọng sau này. Nhưng cái thời gian hồn nhiên với sách vở và vẽ vời như thế chẳng được lâu là bao. Mùa thu 1870 cảnh nhà sa sút cậu bèn bỏ học ở nhà phụ cha mẹ những việc .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
12    81    0
9    80    0
21    82    0
18    102    0
11    82    0
12    85    0
11    70    0