tailieunhanh - PHÁ GIÁ TIỀN TỆ - Lợi bất cập hại
Xét về mặt lý thuyết, biện pháp phá giá tiền tệ thường được thực hiện để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa nhằm cải thiện cán cân thanh toán vãng lai. Tuy nhiên, điểm yếu của phá giá là sẽ làm tăng giá hàng hóa trong nước, ảnh hưởng lên lạm phát. Do đó, để hạn chế lạm phát, các biện pháp thường được sử dụng là đồng thời phải giảm thâm hụt ngân sách và thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt | Việt Nam là nền kinh tế đô la hóa, trong suốt thời kỳ cải cách, mức độ đôla hóa tính theo tiêu chí của IMF có giảm dần, song so với các nước trên thế giới Việt Nam vẫn là nước bị đôla hóa. Tâm lý đầu cơ và găm giữ ngoại tệ rất phổ biến trong nền kinh tế. Nhận biết được điều này, Chính phủ và đặc biệt là NHNN Việt Nam đã và đang hết sức nỗ lực để hạn chế tình trạng đô la hóa. Nếu phá giá VND vào lúc này mà không có biện pháp đi cùng để ngăn chặn tâm lý kỳ vọng vốn đang tồn tại khá mạnh trên thị trường tiền tệ Việt Nam, khi hệ quả của dư âm về lạm phát năm 2008 vẫn còn, sẽ khiến người dân và doanh nghiệp tích cực dự trữ ngoại tệ, làm cho cung ngoại tệ không những không được cải thiện mà còn đẩy cầu ngoại tệ lên cao; ảnh hưởng không tốt tới nỗ lực hạn chế đô la hóa của các nhà điều hành. Thậm chí, trong trường hợp các giải pháp không tạo được lòng tin, thì mục đích ngăn chặn những bất ổn trong nền kinh tế trong việc phá giá VND không những không giải quyết được, mà có thể còn đẩy nền kinh tế tới chỗ bất ổn hơn.
đang nạp các trang xem trước