tailieunhanh - Bài tiểu luận: Dấu ấn ẩm thực làng nghề Kim Long ở Huế
Từng là kinh đô phồn hoa của Triều Nguyễn, là nơi sinh sống của các tầng lớp đế vương, nơi hội tụ của những tạo nhân mặc khách, công hầu khanh tướng nên miếng ăn thức uống theo lệ “Phú quý sinh lễ nghĩa” đã ảnh hưởng sâu sắc đến ẩm thực Huế. Do vậy mà người Huế không chỉ giỏi chế biến món ăn bình dân mà còn làm được những món ăn cực kỳ tinh tế chỉ dùng trong chốn vương phủ. | Mà điển hình là nghề làm mứt gừng. Bởi vì, gần đây giá cả càng ngày càng lên cao và có nhiều loại mứt nhập ngoại chất lượng cao, nhiều người bắt đầu quên đi hương vị mứt gừng trong ngày Tết cổ truyền. Riêng địa phương cũng đã hỗ trợ người dân vay vốn để giữ gìn nghề truyền thống nhưng nghề làm mứt gừng ở địa phương chỉ có tính chất thời vụ, lại có thu nhập không cao vì vậy số lượng gia đình làm nghề truyền thống mỗi năm một ít đi là điều không thể nào tránh khỏi. Trước đây, cứ gần Tết thì hầu như nhà nào ở Kim Long đều nhộn nhịp làm mứt gừng, thậm chí còn huy động cả họ hàng gần xa đến hỗ trợ làm cùng gia đình. Còn hiện tại, làng mứt gừng Kim Long đang mai một từng ngày. Hiện ở Kim Long có 20 hộ chuyên làm mứt gừng truyền thống. Trong đó nhiều cơ sở sản xuất lớn như gia đình ông Trương Đình Tú, Trương Đình Toàn, Trần Văn Tuấn, Lê Thị Bé. và mỗi năm chỉ làm trong tháng chạp. Nhiều hộ dân làm mứt vì muốn bảo tồn nghề truyền thống của cha ông đã mạnh dạn đầu tư vốn để sản xuất mứt bán trong dịp tết. Anh Trương Đình Toàn ở địa chỉ 116 Phạm Thị Liên cho biết: “Gia đình tôi đã có 3 đời làm mứt gừng truyền thống, trung bình mỗi năm đầu tư trên 100 triệu đồng để làm mứt. Số tiền này trừ tất cả các chi phí cũng kiếm được từ 5 đến 7 triệu đồng. Riêng năm nay xuất hiện nhiều cơ sở làm mứt bằng máy móc hiện đại nên đầu ra mứt gừng ở Kim Long rất khó khăn. Chúng tôi cố gắng sản xuất đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng lượng mứt tồn đọng còn tương đối lớn”.
đang nạp các trang xem trước