tailieunhanh - Đề tài nghiên cứu: Văn miếu quốc tử giám

Quốc Tử Giám của thời phong kiến, chúng ta luôn xem là sản phẩm sáng tạo của nền nho học Trung Hoa. Ở Việt Nam, cách đây gần 10 thế kỷ Quốc Tử Giám đã được thành lập vào đầu triều Lý. Các triều đại về sau vẫn kế tục và quan tâm nhiều hơn về ngôi trường này. | Bởi thế, những quan chức ở đây đều là những người có uy tín, có chức tước cao, có thể học vị cũng cao. Chẳng hạn các vị đại thần kiêm quản: Lê Văn Đức kiêm quản Quốc Tử Giám khi đang làm chức Hiệp biên đại học sĩ lãnh Lễ bộ thượng thư, tước Ân Quang tử, từ năm 1838, phụ trách tháng chẵn (đến năm 1840), cùng với Trương Đăng Quế (1749 – 1865) khi đang làm đến Binh bộ thượng thư sung Cơ Mật viện đại thần, Hiệp biện đại học sĩ phụ trách tháng lẻ. Vũ Xuân Cẩn (1772 – 1852) thay thế Lê Văn Đức từ năm 1841 khi đang lãnh thượng thư Bộ Hình, kiêm quản Viện Đô Sát. Các đại thần kiểm quản Quốc Tử Giám, quan hệ gián tiếp với hoạt động của trường. Chịu trách nhiệm tại chỗ, gắn bó chặt chẽ với trường là các viên Tế Tửu, Tư nghiệp, Học chính. Nay chúng ta khó tìm ra tên tuổi các viên học chính nhưng Tế Tửu và Tư nghiệp thì nhiều, và như đã nói trên, họ giữ nhiệm vụ này chẳng qua cũng một thời gian ngắn trên bước đường làm quan. Dù sao, ảnh hưởng của họ đối với sinh viên vẫn rất đáng kể, chẳng hạn một số vị tiêu biểu: Phạm Bình Hổ tuy chỉ là học trò đời Lê, không xuất thân khoa cử nhưng là một học giả có tên tuổi, viết rất nhiều sách biên khảo, thơ văn. Phạm Gia Chuyên đỗ cử nhân năm 1831, đỗ Tiến sĩ năm 1832, có tác phẩm Quốc Sử Lược Biên. Phan Bình Dương đỗ Tiến sĩ năm 1842, phần lớn cuộc đời làm quan của ông gắn với ngành giáo dục. Vũ Duy Thanh đỗ bảng khoa thi Cát Sĩ năm 1851 nhưng vẫn được nhân dân gọi là Trạng Bồng (tuy chỉ bảng nhãn nhưng vẫn là đỗ đầu) từng làm chủ khảo nhiều khoa thi Hương, thi Hội, và dâng sớ đề nghị một số cải c Hách về kinh tế và quân sự

TỪ KHÓA LIÊN QUAN