tailieunhanh - Tiểu luận " đổi mới tư duy của Đảng về kinh tế thị trường "
Nhìn lại chặng đường nước ta sau 20 năm đổi mới có những bước tiến bộ vượt bậc. Từ một nền kinh tế tập trung bao cấp đã trở thành một nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN với rất nhiều thành tựu rực rỡ .Các ngành nghề phát triển nhanh chóng ,đa dạng ,năng sống nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt về nhiều mặt như kinh tế , giáo dục ,y tế | Ba là, năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm còn yếu. Một trong những thách thức lớn nhất đối với Việt Nam hiện nay trong hội nhập kinh tế quốc tế là sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, sản phẩm và quốc gia còn yếu, sức cạnh tranh chủ yếu dựa vào lợi thế lao động rẻ và tài nguyên. Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thì Việt Nam vẫn nằm trong số 60 nước có môi trường kinh doanh khó khăn nhất; đánh giá của WEF, Ngân hàng thế giới và Công ty tài chính quốc tế về năng lực cạnh tranh toàn cầu thì năm 2006, 2007 Việt Nam xếp hạng 77/125 quốc gia, tụt 3 bậc so với năm 2005. Nguyên nhân của tình trạng này là do chúng ta chậm đổi mới về tư duy kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Sự đổi mới không theo kịp với xu hướng phát triển của thời đại đã làm kìm hãm phát triển của doanh nghiệp và quốc gia. Thời gian qua, chúng ta chỉ tập trung vào các nhân tố bên trong, dựa vào nội lực là chính, chưa thật sự đánh giá đúng vai trò, cũng như sức ép từ các nhân tố bên ngoài trong phát triển kinh tế. Doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến hội nhập, chưa thật sự chủ động thay đổi tư duy, cách thức tổ chức cho phù hợp với điều kiện mới của môi trường cạnh tranh quốc tế. Trong hơn 20 năm đổi mới, mặc dù chúng ta đã đạt được những thành tựu kinh tế hết sức ấn tượng, song khách quan mà nói nền kinh tế nước ta vẫn đang trong tình trạng lạc hậu, đổi mới tư duy về kinh tế chưa theo kịp với sự biến đổi nhanh chóng của thời đại, nhất là những thay đổi của nhân loại mang tính đột phá như công nghệ thông tin, kinh tế tri thức, công nghệ sinh học, mô hình phát triển kinh tế. Việt Nam cũng đã có những thứ hạng đáng kể về xuất khẩu một số mặt hàng và thu hút đầu tư, song nếu phân tích, đánh giá một cách khách quan thì chưa thật sự tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của đất nước. Vì vậy, chúng ta cần phải tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế để tiếp tục cải thiện vị thế của mình trong cộng đồng kinh tế quốc tế.
đang nạp các trang xem trước