tailieunhanh - Đất lúa - Chương 3

Chương 3 CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TRONG ĐẤT LÚA NƯỚC Thực vật khác với động vật ở chỗ chúng sử dụng các nguyên tố và ion riêng rẽ làm thức ăn . Đối với thực vật bậc cao 16 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu bao gồm: C, H, O, N, P, K, Ca, Mg, S, Fe, Mn, Cu, Zn, Mo, B và Cl. Sau này người ta bổ sung thêm 4 nguyên tố: Na, Si, Co và V. Na rất cần cho các cây quang hợp C4 có khả năng thích nghi với điều kiện đất mặn: Cần tây,. | Chương 3 CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TRONG ĐẤT LÚA NƯỚC Thực vật khác với động vật ở chỗ chúng sử dụng các nguyên tố và ion riêng rẽ làm thức ăn. Đối với thực vật bậc cao 16 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu bao gồm C H O N P K Ca Mg S Fe Mn Cu Zn Mo B và Cl. Sau này người ta bổ sung thêm 4 nguyên tố Na Si Co và V. Na rất cần cho các cây quang hợp C4 có khả năng thích nghi với điều kiện đất mặn Cần tây bina spinach củ cải đường và củ cải. Si rất cần cho lúa mía. Co và V cần cho hoạt động sống của một số vi sinh vật. Trong số các nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu trên C H O được lấy từ không khí và nước trong đất các nguyên tố còn lại được cung cấp bởi đất. Các nguyên tố N P và K được gọi là các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Các nguyên tố này được cây trồng hấp thụ nhiều nhất và được cung cấp thêm hàng năm qua phân bón. Các nguyên tố Ca Mg S là các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng vì chúng được cây trồng hấp thụ số lượng lớn sau N và K ngang bằng hoặc lớn hơn P. Nhưng chúng không được xếp vào nguyên tố dinh dưỡng đa lượng vì nhìn chung hàm lưởng của các nguyên tố này trong đất hoặc trong phân bón S có trong đạm sun phat supelân. đủ để cung cấp cho cây. Các nguyên tố Fe Mn Zn Cu B Mo Cl được gọi là các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng vì được cây hút với một lượng rất nhỏ chỉ tính bằng g ha so với kg ha đối với nguyên tố dinh dưỡng đa lượng và trung lượng. Theo Achim Dobermann và Thomas Fairhurst 2000 trong số các nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu trong điều kiện đất lúa nước có thể xuất hiện sự thiếu các nguyên tố sau đây N P K Ca Mg S Zn Si Fe Mn Cu B. Sự thiếu nitơ đạm Nitơ N là thành phần chủ yếu của các aminoaxit axit nucleic nucleotit và diệp lục. Nó thúc đẩy sự sinh trưỏng của cây trồng và làm tăng diện tích lá số gié trên một bông tỷ lệ gié chắc trên một bông và hàm lượng protein trong hạt. Vì vậy N có ảnh hưởng đến tất cả các thông số góp phần tạo ra năng suất. Nồng độ N ở lá có quan hệ chặt chẽ với tốc độ quang hợp và năng suất sinh học của cây trồng. Ngưỡng giới hạn của N Ngay

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN