tailieunhanh - Đề tài "Học thuyết Mac về hình thái kinh tế – xã hội và sự vận dụng của đảng ta trong thời kì đổi mới gắn với hoạt động ngân hàng"

Tham khảo luận văn - đề án 'đề tài "học thuyết mac về hình thái kinh tế – xã hội và sự vận dụng của đảng ta trong thời kì đổi mới gắn với hoạt động ngân hàng"', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Tiểu luân triết THIỆU ĐỀ TÀI Mọi người đều biết trong lịch sử tư tưởng nhân loại trước Mác đã có không ít cách tiếp cận khi nghiên cứu sự phát triển của xã hội. Xuất phát từ những nhận thức khác nhau với những ý tưởng khác nhau mà có sự phân chia lịch sử tiến hóa của xã hội theo những cách khác nhau. Chẳng hạn nhà xã hội học Vi - cô ở Italia 1668-1744 đã phân chia các thời kì phát triển của xã hội giống như phân chia các giai đoạn của một đời người thơ ấu thanh niên thành niên và tuổi già. Nhà triết học duy tâm Hê-ghen 1770 -1831 phân chia lịch sử xã hội loài người thành ba thời kì chủ yếu thời kì phương Đông thời kì cổ đại và thời kì Giéc- ma- ni . Nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp Phu- ri- ê 1722-1837 chia lịch sử xã hội thành bốn giai đoạn giai đoạn mông muội giai đoạn dã man giai đoạn gia trưởng giai đoạn văn minh. Còn nhà nhân chủng Mỹ Hang- ri Moóc- găng 1818-1881 lại phân chia xã hội thành ba thời đại thời đại mông muội thời đại dã man và thời đại văn minh. Mọi người cũng đã quen với những khái niệm thời đại đồ đồng thời đại cối xay gió thời đại máy hơi nước và gần đây là các nền văn minh văn minh nông nghiệp văn minh hậu công nghiệp. Mỗi cách tiếp cận nêu trên có những điểm hợp lí nhất định và do đó đều có ý nghĩa nhất định nhưng chưa nói lên bản chất sự phát triển của xã hội một cách toàn diện tổng thể do đó mà còn hạn chế. Dựa trên những kết quả nghiên cứu lí luận và tổng kết quá trình lịch sử đã hình thành nên học thuyết về hình thái kinh tế -xã hội. Hình thái kinh tế- xã hội là một khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những mối quan hệ sản xuất. Tiểu luân triết Là sự biểu hiện tập trung của quan niệm duy vật lịch sử lí luận về hình thái kinh tế - xã hội nghiên cứu lịch sử xã hội trên cơ sở xem xét cả lực lượng sản xuất

TỪ KHÓA LIÊN QUAN