tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học " VỀ NGHỀ LÀM QUAN TRONG XÃ HỘI THĂNG LONG - HÀ NỘI XƯA "
Năm 1688, một lái buôn người Anh là Dampier có đến Thăng Long - Kẻ Chợ, đã nhận xét rằng ở đó, người ta có thể gặp được những người làm đủ mọi loại nghề, và ông ta đưa ra một danh sách dài dặc những nghề thủ công truyền thống. Tuy nhiên, có một nghề đặc biệt ở Thăng Long - Kẻ Chợ mà lúc đó ông ta quên không xếp vào bảng mục: đó là nghề làm quan. Thực vậy, trong chế độ phong kiến nhà nước quan liêu của Việt Nam thời xưa, có một đẳng. | VỀ NGHỀ LÀM QUAN TRONG XÃ HỘI THĂNG LONG - HÀ NỘI XƯA Nguyễn Thừa Hỷ Năm 1688 một lái buôn người Anh là Dampier có đến Thăng Long - Kẻ Chợ đã nhận xét rằng ở đó người ta có thể gặp được những người làm đủ mọi loại nghề và ông ta đưa ra một danh sách dài dặc những nghề thủ công truyền thống. Tuy nhiên có một nghề đặc biệt ở Thăng Long - Kẻ Chợ mà lúc đó ông ta quên không xếp vào bảng mục đó là nghề làm quan. Thực vậy trong chế độ phong kiến nhà nước quan liêu của Việt Nam thời xưa có một đẳng cấp được đào tạo để suốt đời chuyên làm nghề cai trị dân chúng tức nghề làm quan. Cũng có thời gian học nghề gian khổ tập sự công phu có niềm vinh và nỗi nhục nghề nghiệp. Ở chốn kinh thành nghề làm quan lại càng nhộn nhịp sôi động. Viễn cảnh ngựa anh đi trước võng nàng theo sau đã trở thành mộng ước của bao chàng trai cô gái. Một học giả phương Tây đã có lý khi nói rằng Ở Việt Nam xưa mọi người dân ai cũng chứa đựng một ông quan trong bụng . Có nhiều con đường dẫn đến quan trường nhưng khoa cử vẫn là phổ biến hơn cả. Thăng Long là nơi kinh đô có trường Đại học Quốc gia Quốc Tử giám tập trung nhiều danh sĩ nhân tài là trung tâm văn hoá của cả nước. Nho sinh từ bốn phương đổ về sôi kinh nấu sử đông như trẩy hội. Anh khoá nào mạnh thế thì chen chân được vào chức giám sinh nội trú Quốc Tử giám được cấp học bổng học phẩm. Số đông ít may mắn hơn tụ tập tự học quanh khu Văn Miếu lập nên cả một ký túc xá sinh viên tức Quán anh đồ lại còn các lớp tư thục của một số vị khoa bảng nổi tiếng đó chính là các lò luyện thi thời trung đại như các lớp của cụ Nghè Tự Tháp ông Đốc Mọc ông Bảng Lũ ông Cử Vũ Thạch. Ba năm đèn sách gian lao mới đến một kỳ thi Hội thi Đình. Hàng mấy nghìn thí sinh đua chen trong một cuộc chạy vượt rào qua rất nhiều cửa ải khi về đến đích chẳng còn được là bao. Trong mỗi khoa thi ở Thăng Long nhiều thì một hai chục ông nghè ít thì vài ông. Sau phút bàng hoàng thấy tên mình được yết trên bảng vàng ở đình Quảng Văn các vị tân khoa được mời vào Hoàng thành qua cửa
đang nạp các trang xem trước