tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học " Vấn đề dân tộc và phương thức hình dung về cộng đồng dân tộc trong những chuyển biến của thế giới "

Những làn sóng thức tỉnh dân tộc chủ nghĩa trong thế giới cận - hiện đại Nhìn một cách khái quát có thể thấy trong lịch sử cận - hiện đại thế giới đã xuất hiện ít nhất ba làn sóng thức tỉnh của chủ nghĩa dân tộc với bản chất và đặc điểm khác nhau. Làn sóng thứ nhất gắn với trào lưu các cuộc cách mạng nổ ra ở Tây Âu và Bắc Mỹ trong các thế kỷ 17 và 18, điển hình nhất là các cuộc cách mạng Anh (1642), cách mạng Pháp (1789) và cuộc. | Vấn đề dân tộc và phương thức hình dung về cộng đồng dân tộc trong những chuyển biến của thế giới Phạm Hồng Tung Đại học Quốc gia Hà Nội 1. Những làn sóng thức tỉnh dân tộc chủ nghĩa trong thế giới cận - hiện đại Nhìn một cách khái quát có thể thấy trong lịch sử cận - hiện đại thế giới đã xuất hiện ít nhất ba làn sóng thức tỉnh của chủ nghĩa dân tộc với bản chất và đặc điểm khác nhau. Làn sóng thứ nhất gắn với trào lưu các cuộc cách mạng nổ ra ở Tây Âu và Bắc Mỹ trong các thế kỷ 17 và 18 điển hình nhất là các cuộc cách mạng Anh 1642 cách mạng Pháp 1789 và cuộc đấu tranh giành độc lập đưa tới sự ra đời của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ 1776 . Kết quả của làn sóng này là sự hình thành các nhà nước - dân tộc hiện đại nation-state và có thể nói trong nền chính trị thế giới đây là thời kỳ ra đời của khái niệm chủ nghĩa dân tộc nationalism với những nội hàm được xác định trở thành cơ sở để nhận thức nhận dạng và phân tích các hình thức khác nhau của chủ nghĩa dân tộc trong các giai đoạn lịch sử sau này. Sự ra đời của các nhà nước - dân tộc và chủ nghĩa dân tộc ở phương Tây cũng gắn chặt với sự ra đời của chủ nghĩa thực dân colonialism với quan niệm về đế chế empire do đó dẫn tới sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc imperialism . Có thể nói xét về bản chất chủ nghĩa dân tộc hiện đại ra đời ở phương Tây gắn rất chặt với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Vì thế các nhà nước -dân tộc ra đời ở phương Tây thời kỳ này là nhà nước dân tộc mang bản chất tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản bành trướng ra toàn thế giới kéo những phần còn lại của châu Âu và thế giới vào trong quỹ đạo phát triển của nó. Đó chính là căn nguyên của quá trình hình thành và bành trướng của chủ nghĩa thực dân dẫn tới sự ra đời của một số đế chế như Đế chế Anh Đế chế Pháp Đế chế Nga và Đế chế Đức. Sự lan truyền của chủ nghĩa tư bản cũng đã dẫn tới sự hình thành của một số nhà nước - dân tộc tư bản hiện đại ở ngoài châu Âu đó là các trường hợp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Đế chế Nhật Bản 1868 . Làn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN