tailieunhanh - Chủ Thuyết Hòa Bình trong Tam Giáo
I. Hòa Bình Trong Nho Học Nói đến Nho giáo, ta nghĩ ngay đến Khổng tử và các bộ sách và kinh được xem là mẫu mực: Tứ Thư và Ngũ Kinh. Các tác giả thâm cứu Nho học đều cho rằng phần cốt lõi trình bày tư tưởng đó tóm lược trong chương đầu của cuốn Trung Dung. Ở ngay trong mấy câu của chương nầy, hòa bình được gọi là Trung và Hòa. Và hẳn đó cũng là toàn thể nội dung Nho học về cuộc sống con người và xã hội. Trung là gốc lớn của thiên. | Chủ Thuyết Hòa Bình trong Tam Giáo I. Hòa Bình Trong Nho Học Nói đến Nho giáo ta nghĩ ngay đến Khổng tử và các bộ sách và kinh được xem là mẫu mực Tứ Thư và Ngũ Kinh. Các tác giả thâm cứu Nho học đều cho rằng phần cốt lõi trình bày tư tưởng đó tóm lược trong chương đầu của cuốn Trung Dung. Ở ngay trong mấy câu của chương nầy hòa bình được gọi là Trung và Hòa. Và hẳn đó cũng là toàn thể nội dung Nho học về cuộc sống con người và xã hội. Trung là gốc lớn của thiên hạ Hòa là đạt Đạo tức là thực hiện trọn vẹn Đạo của con người. Và ngay từ đầu sách Tử Trình Tử lại định nghĩa ngay chữ Trung Không thiên lệch sai lạc là Trung. Đạo là Trung không dời đổi theo sự hưng suy của lịch sử hay cảm nghĩ tùy thích của bất cứ ai. Dẫu con người trong thực tế đã tạo ra nhiều đường đi theo ý mình dẫu con người có xa Đạo nhưng Đạo không xa con người và con người không được xa đạo giây phút nào. Và trong thân phận đổi thay của xã hội con người của phán đoán giá trị tùy lúc của hoàn cảnh bất cập không thấy không nghe rõ Đạo đó người quân tử tức là kẻ muốn ở trong Đạo nầy cần phải khiêm cung cẩn trọng. Trung không dời đổi không có nghĩa là một cái gì vật chất hay một tư tưởng bất động nhưng là nguyên sơ của Trời Đất vốn cho con người như thế. Sách Trung Dung nói rõ Vui giận buồn sướng chưa phát ra đó là Trung. Chưa phát ra như cây sự sống giữa vườn Eden trước khi Adam đưa lên hái. Đây cũng là lộc ơn phúc Trời cho đầu năm người dân ta đi tìm. Kinh Thư cũng nói như thế Lòng người sai lệch nơi sâu kín của Đạo thì ẩn kín hãy thực thà và một mực giữ lấy Trung tức là Đạo Tâm . Và Khi thực hiện vui buồn giận sướng mà hợp với Đạo thì gọi là Hòa. Đây là điểm cam go của Nho học. Trúng tiết trúng cũng là trung tiết là thời gian và cũng có nghĩa là một đốt tre trong cây tre. Thời gian của Trung là thời hòa giữa việc làm của người với Ý của Đạo. Nói cách khác con người làm nhưng không phải tự mình mà làm như cánh tay của Đạo làm. Nhưng với tâm vốn có nguy cơ sai lạc di nguy làm sao thực hiện được cụ thể
đang nạp các trang xem trước