tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học " THĂNG LONG TRONG THỜI ĐẠI LÝ TRẦN "

Vương triều Lý ra đời, năm 1009, mở đầu một thời kỳ phát triển mạnh mẽ của quốc gia người Việt, của một “thời đại Lý - Trần” vàng son trong lịch sử Việt Nam. Ngay sau ngày lên ngôi, năm 1010, Lý Thái Tổ - người sáng lập vương triều - đã quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Thăng Long có nghĩa là rồng bay lên, là thể hiện khát vọng vươn lên của đất nước. . | THĂNG LONG TRONG THỜI ĐẠI LÝ TRẦN Vũ Văn Quân Đại học Quốc gia Hà Nội 1. Vương triều Lý ra đời năm 1009 mở đầu một thời kỳ phát triển mạnh mẽ của quốc gia người Việt của một thời đại Lý - Trần vàng son trong lịch sử Việt Nam. Ngay sau ngày lên ngôi năm 1010 Lý Thái Tổ - người sáng lập vương triều - đã quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Thăng Long có nghĩa là rồng bay lên là thể hiện khát vọng vươn lên của đất nước. Sự kiện này xét trên mọi ý nghĩa phản ánh bước trưởng thành vượt bậc của dân tộc Định đô Thăng Long đánh dấu bước trưởng thành về lực lượng qua hơn một thế kỷ với rất nhiều hoạt động quân sự để giành lại và khẳng định vững chắc nền độc lập dân tộc để khắc phục khuynh hướng phân tán cát cứ và khẳng định thắng thế của xu hướng tập quyền và thống nhất quốc gia. Thành tựu đó là cộng dồn của cả một thế kỷ 905 - 1009 cha ông ta nỗ lực không ngừng của đóng góp của họ Khúc họ Dương của các nhà Ngô Đinh Tiền Lê làm tiền đề cho cuộc bứt phá vĩ đại mà sự kiện dời đô vừa như một biểu hiện vừa như một mốc mở đầu. Định đô Thăng Long đánh dấu bước trưởng thành về nhận thức trong việc lựa chọn địa điểm xây dựng kinh đô muôn đời. Thăng Long ở vào vị trí trung tâm đất nước trung tâm châu thổ sông Hồng đủ thế mạnh để hội tụ và lan toả để trở thành kinh đô của đất nước. Một cách tự nhiên từ rất sớm những lợi thế của vùng đất này đã được phát hiện. Bằng chứng là sau kháng chiến chống Lương thắng lợi năm 542 Lý Bí - Lý Nam Đế đã chọn vùng trung tâm Hà Nội ngày nay để đặt thủ phủ dựng thành luỹ mở chùa Khai Quốc - tiền thân của chùa Trấn Quốc ngày nay. Tiếp đấy thế kỷ VII-IX các chính quyền đô hộ Tùy và Đường cũng đã chọn nơi đây làm thủ phủ. Có vẻ như đặc tính đất đế vương của Thăng Long - Hà Nội là điều tự nhiên dễ nhận thấy. Việc Lý Công Uẩn dời đô ra thành Đại La có thể coi là sự tiếp nối của nhận thức này nhưng khác với trước đó đây là lần đầu tiên nó được tuyên ngôn với những phân tích toàn diện - phản ánh một tư duy khoa học

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN