tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học " Sự thống nhất cơ bản giữa Chánh cương và Luận cương của Đảng năm 1930 "

Cương lĩnh chính trị là cơ sở để vạch ra các mục tiêu, nhiệm vụ, xác định chủ trương, biện pháp tập hợp lực lượng và tổ chức đấu tranh thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ chính trị cụ thể thích ứng với điều kiện và tình thế chính trị của mỗi giai đoạn đấu tranh chính trị([1]). Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày thành lập đến nay đã có bốn cương lĩnh chính trị (kể cả Cương lính bổ sung, phát triển năm 2011), một cương lĩnh ruộng đất và một số văn kiện khác. | Sự thống nhất cơ bản giữa Chánh cương và Luận cương của Đảng năm 1930 Ngô Đăng Tri Cương lĩnh chính trị là cơ sở để vạch ra các mục tiêu nhiệm vụ xác định chủ trương biện pháp tập hợp lực lượng và tổ chức đấu tranh thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ chính trị cụ thể thích ứng với điều kiện và tình thế chính trị của mỗi giai đoạn đấu tranh chính trị 1 . Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày thành lập đến nay đã có bốn cương lĩnh chính trị kể cả Cương lính bổ sung phát triển năm 2011 một cương lĩnh ruộng đất và một số văn kiện khác có tính cương lĩnh về văn hóa về quân sự. Các cương lĩnh chính trị của Đảng có mối liên hệ kế thừa và phát triển triển theo hướng càng ngày càng hoàn chỉnh và đầy đủ hơn. Tuy nhiên lâu nay có một số ý kiến cho rằng giữa Chánh cương vắn tắt và Luận cương chánh trị của Đảng năm 1930 có mâu thuẫn với nhau cái sau phê phán cái trước và thụt lùi so với cái trước. Để góp phần làm rõ vấn đề này chúng tôi trình bày mối liên hệ giữa hai văn kiện ấy qua sáu phương diện có tính chất chung cơ bản là 1 Mục đích và đường lối chiến lược 2 Nhiệm vụ chiến lược 3 Lực lượng cách mạng chủ yếu 4 Giai cấp lãnh đạo 5 Phương pháp cách mạng 6 Quan hệ đồng minh quốc tế. . về mục đích và đường lối chiến lược Hiểu theo nghĩa đơn giản cương lĩnh là văn bản xác định mục đích chiến lược và con đường đi tới mục đích ấy cương là dây lĩnh là đỉnh . Chánh cương vắn tắt và Luận cương chánh trị đều có mục đích như nhau đều chủ trương đưa cách mạng phát triển trải qua hai giai đoạn cách mạng tư sản kiểu mới và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng tư sản kiểu mới hay cách mạng tư sản dân quyền có mục đích là đánh đổ đế quốc phong kiến giành độc lập dân tộc và dựng nên chính quyền dân chủ đưa ruộng đất cho dân cày. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng kế tiếp cách mạng tư sản dân quyền có mục đích là xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa cộng sản để giải phóng xã hội giải phóng giai cấp giải phóng con người. Chánh cương vắn tắt ghi Đảng chủ trương làm tư sản dân quyền

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN