tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học " LỊCH SỬ, SỰ THẬT VÀ SỬ HỌC "
Ai ai đều đã bằng câu hết Nước chẳng còn có Sử Ngư! Đó là hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ cuối cùng của mười bốn bài “Mạn thuật” mà Nguyễn Trãi đã để lại cho chúng ta. Thật là cay đắng, khi mà mọi người bị uốn cong như lưỡi câu, và chẳng còn ai nói lên sự thật nữa, chẳng còn ai như Sử Ngư nữa. Sử Ngư là người chép sử nước Vệ đời Xuân Thu, nổi tiếng về thẳng thắn và trung thực. Khổng Tử đã từng khen: “Trực tai Sử Ngư!” (Sử. | LỊCH SỬ SỰ THẬT VÀ SỬ HỌC GS. Hà Văn Tấn Ai ai đều đã bằng câu hết Nước chẳng còn có Sử Ngư Đó là hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ cuối cùng của mười bốn bài Mạn thuật mà Nguyễn Trãi đã để lại cho chúng ta. Thật là cay đắng khi mà mọi người bị uốn cong như lưỡi câu và chẳng còn ai nói lên sự thật nữa chẳng còn ai như Sử Ngư nữa. Sử Ngư là người chép sử nước Vệ đời Xuân Thu nổi tiếng về thẳng thắn và trung thực. Khổng Tử đã từng khen Trực tai Sử Ngư Sử Ngư thẳng thay . Cho đến hôm nay đọc câu thơ Nguyễn Trãi chúng ta vẫn như tê tái với nỗi đau của ông. Làm sao có thể sống trong một xã hội mà mọi sự thật đều bị che đậy hay xuyên tạc. Trong những thời kỳ như vậy người chép sử nhà sử học những người có nhiệm vụ nói lên sự thật không biết bị dằn vặt đến thế nào Ngày nay chúng ta đang sống trong một giai đoạn mà nhìn thẳng vào sự thật nói rõ sự thật là yêu cầu của nhân dân của đất nước. Đã đến lúc những người chép sử những nhà sử học phải tự hỏi rằng Sử bút của mình đã thật nghiêm chưa đã viết đúng sự thật lịch sử hay chưa Lịch sử là khách quan. Sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức của chúng ta. Nhưng sự nhận thức lịch sử lại là chủ quan. Và người ta chép sử vì những mục đích khác nhau. Từ thời cổ đại người ta đã đặt yêu cầu cho việc chép sử là nêu gương cho nhân dân và đem lại bài học cho những nhà cầm quyền. Polibius nhà sử học Hy Lạp vào thế kỷ II trước công nguyên đã nhận thấy rằng sử học có tính pagamtikos tức thực dụng. Trong các vị thần Muses Hy Lạp thì nữ thần Clio là thần sử học. Nhưng tên Clio là bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là Kleio nghĩa là ca tụng biểu dương. Ở Phương Đông Khổng Tử viết kinh Xuân Thu bộ sử lớn của Trung Quốc cổ đại là cốt để bao biếm tức là khen và chê các hành vi của của các nhân vật lịch sử. Cái mẫu mực sử học thực dụng còn tồn tại rất lâu dài về sau nhất là ở phương Đông. Ta hãy đọc những dòng của Phạm Công Trứ trong bài tựa sách Đại Việt sử ký tục biên Vì sao phải viết quốc sử Vì sử chủ yếu ghi chép công .
đang nạp các trang xem trước