tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học " Phong trào lưu học của thanh niên Nhật Bản vào thời Meiji "

Tham khảo tài liệu 'báo cáo nghiên cứu khoa học " phong trào lưu học của thanh niên nhật bản vào thời meiji "', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Phong trào lưu học của thanh niên. 53 PHONG TRÀO Lưu HỌC 5 CỦA THRNH NlêN NHẬT BẢN VÀO THỜI M IJI NGUYỄN TIẾN Lực Giáo sư Edwin 0. Reischauer là một trong những chuyên gia sử học Đông Á nổi tiếng thế giới. Đôì với lịch sử Nhật Bản khi nghiên cứu về người Nhật ông đã nhận xét Người Nhật có một ưu điểm đặc biệt là họ chứng tỏ khả năng học tập văn hoá khoa học từ nước ngoài rất tài tình 1 . Nhận xét này rất được sự đồng tình của nhiều nhà nghiên cứu Nhật Bản. Trong lịch sử Nhật Bản đã nhiều lần cử các đoàn lưu học sinh sang nước Đông Á học tập tiếp thu nền văn minh đại lục trong đó chủ yếu là văn minh Tuỳ - Đường để phát triển đất nước. Bước vào thời Cận đại khi nhận thức được sự tiến bộ vượt bậc của văn minh phương Tây thì Nhật Bản đã chủ trương gửi thanh niên sang Âu-Mỹ học tập để văn minh hoá Cận đại hoá đất nước. Sau khi lật đổ chế độ Bakufu Mạc Phủ Chính quyền Meiji Minh Trị đã tiến hành nhiều biện pháp để nhanh chóng tiếp thu văn minh phương Tây dịch sách báo của phương Tây phổ biến ở Nhật thuê chuyên gia phương Tây làm cố vấn và giảng dạy ở Nhật và gửi học sinh sang phương Tây lưu học. Việc xúc tiến dịch các sách báo phương Tây để nhanh chóng phổ biến tri thức mới cho người Nhật đã ít nhiều có hiệu quả trong việc hiểu biết khoa học kỹ thuật và văn hoá phương Tây. Nhưng công việc đó cũng có hạn chế khi mà việc dịch thuật không chính xác hoặc không diễn tả chân thực của nguyên bản. Còn việc mời chuyên gia nước ngoài đến cố vấn chỉ đạo giảng dạy mặc dù điều đó có tác dụng lớn trong việc tiếp thu những tri thức tiên tiến trên thế giới nhưng đó vẫn chỉ là sự tiếp xúc một cách gián tiếp và không phải biện pháp lâu dài. Chỉ có việc gửi học sinh ra nước ngoài lưu học mới có khả năng tiếp thu văn minh phương Tây một cách trực tiếp và hiệu quả hơn cả. Đó là chính sách cơ bản và lâu dài để người Nhật nắm quyền chủ đạo trong công cuộc xây dựng nền khoa học văn hoá giáo dục độc lập tự chủ và tiên tiến 2 . I. PHONG TRÀO LƯU HỌC Âu - MỸ CỦA SINH VIÊN NHẬT BẢN THỜI MEUI 1. .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN