tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học " Cổ Loa: một không gian lịch sử - văn hoá "

Công trình "Địa chí Cổ Loa" (Nxb Hà Nội, 2007) do Nguyễn Quang Ngọc và Vũ Văn Quân đồng chủ biên với sự tham gia đông đảo các cán bộ khoa Lịch sử và Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển. Sách được Hội Xuất bản Việt Nam trao Giải Bạc sách hay và Giải Đồng sách đẹp năm 2008. Xin giới thiệu với bạn đọc phần Mở đầu cuốn sách này. | Cổ Loa một không gian lịch sử - văn hoá Công trình Địa chí Cổ Loa Nxb Hà Nội 2007 do Nguyễn Quang Ngọc và PGS. TS Vũ Văn Quân đồng chủ biên với sự tham gia đông đảo các cán bộ khoa Lịch sử và Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển. Sách được Hội Xuất bản Việt Nam trao Giải Bạc sách hay và Giải Đồng sách đẹp năm 2008. Xin giới thiệu với bạn đọc phần Mở đầu cuốn sách này. Cổ Loa - địa danh thân thuộc với bất kỳ người Việt Nam nào ngay từ khi còn là trẻ nhỏ mới đến trường với bài học đầu tiên về lịch sử dân tộc. Cổ Loa nay là một xã thuộc huyện Đông Anh thành phố Hà Nội. Nhưng Cổ Loa được biết đến trước hết bởi đó là kinh đô của nước Âu Lạc thời An Dương Vương với toà Thành ốc nổi tiếng. Năm 208 TCN nước Âu Lạc được thành lập trên cơ sở tiếp nối nước Văn Lang thời các vua Hùng - một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Nước Âu Lạc ra đời là sự hợp nhất của hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt thể hiện bước phát triển mới của quốc gia cổ đại người Việt. Thục Phán An Dương Vương - vua nước Âu Lạc trong một bối cảnh và yêu cầu mới đã thể hiện tầm nhìn của một nhà chính trị chiến lược khi quyết định dời vị trí trung tâm đất nước xuống vùng đồng bằng - chọn Cổ Loa làm nơi đóng đô. Quyết định chọn vùng đất Cổ Loa làm kinh đô An Dương Vương và quân dân Âu Lạc bấy giờ cũng đồng thời bắt tay vào một nỗ lực phi thường chỉ trong một thời gian ngắn một toà thành đồ sộ và độc đáo đã được hoàn thành. Đó là thành Cổ Loa thành ốc có thành cao hào sâu có thuỷ bộ liên hoàn có trong ngoài phối hợp. Cùng sự đoàn kết quân dân trên dưới một lòng toà thành vững chắc này đã khiến quân xâm lược Triệu Đà nhiều phen đại bại. Nhưng rồi cuối cùng thành Cổ Loa - nước Âu Lạc đã không đứng vững được trước kẻ thù xâm lược ngoại bang. Thành chắc đấy vũ khí lợi hại đấy nhưng từ vua quan đến chúng dân Âu Lạc - tổ tiên ta buổi đầu dựng nước - vẫn còn quá chất phác hồn nhiên mà kẻ thù lại lắm xảo quyệt mưu mô. Nguyên nhân mất nước dồn cả vào một lỗi lầm

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN