tailieunhanh - Hoàng thành Thăng Long - Những phát hiện mới của ngành khảo cổ học

Cuộc khai quật khảo cổ học từ tháng 12 - 2002 với hàng vạn mét vuông ở khu vực dự kiến xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới) đã phát lộ mới di tích và di vật phong phú của Hoàng thành Thăng Long xưa, được giới khoa học hết sức quan tâm và được dư luận chú ý tới. Thời gian gần đây báo chí trong nước đã viết nhiều. Tạp chí NCLS trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Đào Hùng dựa trên một số báo cáo của các nhà khảo học và sử học về những phát hiện đó, nhằm cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn tổng quát về kết quả của cuộc khai quật. | HOÀNG THÀNH THĂNG LO G NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI CỦA KHẢO cổ HỌC ĐÀO HÙNG Cuộc khai quật khảo cổ học từ tháng 12-2002 đến nay với hàng vạn mét vuông ở khu vực dự kiến xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đinh mới đã phát lộ một phức hợp di tích và di vật phong phú của Hoàng thành Thăng Long xưa được giới khoa học hết sức quan tâm và được dư luận chú ý. Thời gian gần đây báo chí trong nước đã viết nhiều. Tạp chí NCLS trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Đào Hùng dựa trên một số báo cáo của các nhà khảo cổ học và sử học bàn vê những phát hiện đó nhằm cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn tổng quát vê kết quả của cuộc khai quật. Cho đến nay những di tích của thành Thăng Long và Hà Nội xưa chỉ còn lại trên trục Bắc-Nam của trung tâm Kinh thành cũ. Đó là trục của thành Thăng Long từ thời Lý-Trần-Lê và của thành Hà Nội do nhà Nguyễn xây dựng lại theo kiểu Vauban trùm lên kinh thành cũ. Như vậy Thăng Long-Hà Nội xưa chỉ còn lại những vết tích không cũ lắm lâu nhất thì cũng là hai thế kỷ. Những vết tích còn lại nếu đi theo hướng Bắc-Nam ta sẽ thấy có cổng thành phía Bắc Chính Bắc Môn hiện nằm ven đường Phan Đình Phùng. Lùi vào một chút là Hậu Lâu mà Pháp gọi là Lầu Công chúa nhưng kiến trúc đã bị biến dạng nhiều. Khảo cổ học đã thám sát sơ bộ khu vực này theo GS. Trần Quốc Vượng thì đây có thể là một bến đỗ ở phía bắc Hoàng thành thông với sông Tô Lịch chảy qua đường Quán Thánh-Thụy Khuê . Tiếp đến là điện Kính Thiên chỉ còn lại vết tích của bậc cấp với bôn dãy rồng đá nơi đây đã trở thành căn cứ của Tổng hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam trong thời kháng chiến chông Mỹ. Xuống phía Nam còn có Đoan Môn với năm cổng xây bằng đá. Cuối cùng là Cột Cờ mà nhà Nguyễn đã phá cổng Tam Môn của thành Thăng Long xưa đê xây trùm lên. Đe xác định vị trí và quy mô của thành Thăng Long-Hà Nội xưa giới sử học và khảo cổ học lâu nay chỉ căn cứ vào những vết tích còn lại trên mặt đất cộng với những địa danh và thư tịch còn lại để định vị một vài kiến trúc và ranh giới của Kinh thành. Ví như

TỪ KHÓA LIÊN QUAN