tailieunhanh - 10 điều cần nhớ khi làm đề toán

Sau nhiều lần thi cử, thọ giáo nhiều Thầy và theo kinh nghiệm của một số Thầy giáo chấm thi đại học và thi tốt nghiệp PTTH, rất nhiều thí sinh bị mất điểm ở những câu dễ vì lỗi trình bày. Sau đây mình tóm tắt một số ý mà mình sưu tầm được ở các Thầy hướng dẫn mình. | 10 điều cần nhớ khi làm đề toán Sau nhiều lần thi cử thọ giáo nhiều Thầy và theo kinh nghiệm của một số Thầy giáo chấm thi đại học và thi tốt nghiệp PTTH rất nhiều thí sinh bị mất điểm ở những câu dễ vì lỗi trình bày. Sau đây mình tóm tắt một số ý mà mình sưu tầm được ở các Thầy hướng dẫn mình. 1. Định hướng đề Khi được phát đề thi các bạn nhất thiết phải đọc qua một lượt tất cả các bài tập trong đề để phân loại các câu hỏi. Phải xác định được những bài nào dễ bài nào khó. Thông thường từ câu 1 cho đến câu 4 là những câu dành cho học sinh đại trà câu số 5 câu cuối cùng thường là câu nâng cao. Các bạn nên dùng bút phân loại ra mức độ khó dễ của từng bài. Khi làm bài phải làm từ những bài dễ nhất đến khó nhất. Như vậy các bạn sẽ nắm chắc điểm của những bài đó và tạo sự tự tin để làm tiếp những bài khó hơn. Tạo được sự thoải mái có cảm giác sẽ làm được trong phòng thi là một yếu tố rất quan trọng để giúp các bạn hoàn thành tốt nhất bài thi. Các bạn phải luôn tâm niệm Mình đang đi thi chứ không phải đang làm bài tập trên lớp do đó làm được bài nào phải chắc điểm bài đó. Không nên làm ngay những bài khó vì sẽ chiếm mất thời gian của những bài khác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chỉ vì một hoặc hai điểm của bài toán đó mà mất tám chín điểm ở những bài khác. 2. Không làm tắt Nhiều học sinh khá giỏi thường mất điểm ở những bài toán dễ. Khi giải các bài toán các bạn nên viết tất cả những bước cơ bản để thực hiện bài toán đó trong bài làm. Vì khi chấm cán bộ sẽ theo ba-rem có sẵn để chấm. Nếu thí sinh bỏ qua một vài phép toán nhiều khi sẽ không được chấm mức điểm tối đa cho bài đó mặc dù kết quả cuối cùng chính xác. 3. Nhận dạng bài tập Khi đứng trước một bài toán cụ thể các bạn cân phân biệt chính xác thuộc dạng toán nào. Các bài tập trong đề thi tuyển sinh ĐH Và TNPT thường được ra theo các dạng bài tập cơ bản đã có trong sách giáo khoa tuy nhiên có thể hình thức câu hỏi sẽ khác. Ví dụ Trong SGK thường có dạng bài tập là tìm nghiệm của một hệ phương trình nào đó. Nhưng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN