tailieunhanh - Nho giáo đại cương - Khổng Tử

Ðạo của thánh hiền Nho giáo, hiểu theo tiếng Việt là đạo Nho. Theo Trần Trọng Kim trong Nho giáo, Nxb Trung tâm Học liệu, Sài Gòn, 1971, t. 10, quyển thượng thì: | Khổng Tử Đạo của thánh hiền Nho giáo hiểu theo tiếng Việt là đạo Nho. Theo Trần Trọng Kim trong Nho giáo Nxb Trung tâm Học liệu Sài Gòn 1971 t. 10 quyển thượng thì Đời xưa người đi học đạo của thánh hiền gọi là nho tức là người đã học biết suốt được lẽ trời đất và người để dạy bảo cho người ta ăn ở cho phải đạo luân thường. Nho là bởi chữ nhân . đứng bên chữ nhu . mà thành ra. Nhân là người nhu là cần dùng tức là một hạng người bao giờ cũng cần dùng đến để giúp cho nhân quần xã hội biết đường mà ăn ở và hành động cho hợp với lẽ trời. Chữ nhu có nghĩa là chờ đợi tức là người học giỏi đợi người ta cần đến sẽ đem tài trí ra mà giúp đời. Ở một đoạn khác học giả họ Trần ấy viết Trước đời Xuân thu thì những nhà nho học gọi là sĩ . Như thế Nho giáo là một truyền thống có tính cách triết lý và đạo đức nhằm giáo hóa con người vì lợi ích của bản thân và xã hội đặc biệt lấy mẫu người quân tử làm lý tưởng - quân tử chi đạo - chu toàn từ nghĩa vụ làm con trong gia đình tử tới chức năng quản lý ngoài xã hội quân . Rất lâu trước ngày Khổng Tử chào đời từ những sinh hoạt nghi lễ và tôn giáo đời Thương qua các nỗ lực qui định nghi thức cho quan hôn tang tế của Chu Công Đán thời sơ Chu ta đã thấy có những thành tố làm nên Nho giáo. Tới thời Xuân thu vương triều Chu suy nhược trật tự cũ đổ nát thiên hạ đại loạn dân tình khổ sở đạo lý suy đồi. Đó cũng là lúc nổi lên các nhà tư tưởng có ý hướng hệ thống hóa trong tinh thần chuộng thực tế của người Trung Hoa chủ yếu nhắm mục đích ứng dụng đạo đức luân lý để trên thì trị quốc dưới thì giáo hóa người dân. Trong số các tư tưởng gia ấy nổi bật hơn hết là một người vừa là nhà luân lý lấy đạo đức làm kim chỉ nam vừa là nhà chính trị bôn ba theo sứ mệnh an bang tế thế và sau cùng để lại hình ảnh cùng tác động của mình trong lịch sử như một nhà giáo có địa vị cao hơn mọi nhà giáo khác. Đó là Khổng Tử nhà nho đệ nhất người lập thành trường phái Nho gia kẻ tuy nghiêm nghị nhưng thích đàn mê thơ học rộng. Ngài triển khai Nho học hệ thống hóa thành

TỪ KHÓA LIÊN QUAN