tailieunhanh - NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN_2

Tham khảo tài liệu 'nghệ thuật trào phúng trong thơ nguyễn khuyến_2', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN Ngay đến những cô tiểu nơi cửa thiền cũng bị thi nhân đem ra trêu cợt khi thấy dáng điệu cô nằm ngủ thật là gợi cảm Ôm kinh gối mõ gáy khò khò Gió lọt buồng thiền mát mẻ cô. Then cửa từ bi gài nửa cánh Nén hương tế độ đốt đầy lò. Cô tiểu ngủ ngày c. Thầy đồ Sự suy sụp của đạo lýkhông chỉ lan đến cửa chùa mà còn làm bại hoại cả tầng lớp trí thức. Tiêu biểu nhất là các thầy đồ. Mang danh nhà mô phạm nhưng sự đời đảo điên tình dục đã làm mờ ám lương tri để rồi Nguyễn Khuyến lên tiếng Ở goá thế gian này mấy mụ Đi ve thiên hạ thiếu chi thầy. Yêu con cũng muốn cho thầy dạy Dạy cháu nên rôi mẹ cháu ngây. Thầy đô ve gái Nếu có những Thầy đồ ve gái thì cũng có những Thầy đồ bị gái lừa Cùng nhau chửa được mấy ngày Cô tiêu cũng lắm thầy vay cũng nhiều. Yêu người người lại chẳng yêu Chiều hoa hoa lại chẳng chiều mới căm. Thầy đô bị gái lừa d. Cô đầu Ngay đến những hạng người như cô đầu cũng thấy xuất hiện trong thi ca trào phúng của Nguyễn Khyến. Nhân nghe tin một cô đầu nằm mê bị bóng đè Nguyễn Khuyến lại có dịp châm biếm Cô đầu sen là người thi liệu Cớ làm sao õng ẹo với làng nho. Bóng đâu mà đến đè cô Bỗng thấy chuyện nhỏ to đâm thắc mắc. Cô đầu bị bóng đè e. Những người tham dự Hội Tây Lời chỉ trích của thi nhân lại nhắm đến hạng bình dân. Người Pháp đến Việt Nam thường tổ chức ngày hội nhân lễ độc lập của họ thanh niên nam nữ Việt Nam không biết cái nhục vong quốc lại còn hăng hái tham dự bày cảnh lố lăng Cậy sức cây đu nhiều chị nhún Tham tiền cột mỡ lắm anh leo. Khen ai khéo vẽ trò vui thế Vui thế bao nhiêu nhục bay nhiêu. Hội Tây Như vậy chúng ta có thể ghi nhận rằng Nguyễn Khuyến đã cười đã mĩa mai rất nhiều đối tượng. II. Đặc tính nghệ thuật Thái độ trào phúng của thi nhân bao giờ cũng biểu lộ những sắc thái nghệ thuật đặc biệt. Sinh trước tú xương hơn 30năm được chứng kiến sự biến chuyển của xã hội trong buổi giao thời một cách trọn vẹn Nguyễn Khuyến không vội vàng hấp tấp. Thi nhân là một nho sinh cho nên không ưa lối .