tailieunhanh - Nghệ thuật tả cảnh của thi hào Nguyễn Du trong "Truyện Kiều"_1

Tham khảo tài liệu 'nghệ thuật tả cảnh của thi hào nguyễn du trong "truyện kiều"_1', tài liệu phổ thông phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Nghệ thuật tả cảnh của thi hào Nguyễn Du trong Truyện Kiều Đoạn Trường Tân Thanh hay Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du là một áng văn chương tuyệt tác trong lịch sử văn học nước ta. Truyện Kiều có giá trị về mọi mặt tư tưởng triết lý luân lý tâm lý và văn chương. Truyện Kiều vì thế đã trở thành quyển truyện thơ phổ thông nhất nước ta từ các bậc cao sang quyền quý trí thức khoa bảng văn nhân thi sĩ cho đến những người bình dân ít học ai cũng biết đến truyện Kiều thích đọc truyện Kiều ngâm Kiều và thậm chí bói Kiều. Giá trị tuyệt hảo của truyện Kiều là một điều khẳng định mà trong đó giá trị văn chương lại giữ một địa vị rất cao. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin được bàn đến nghệ thuật tả cảnh của thi hào Nguyễn Du trong tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh hay Truyện Kiều . Nghệ thuật tả cảnh của 1 Nguyễn Du nói chung rất đa dạng tài tình và phong phú. Chính Nghệ thuật tả cảnh này đã làm tăng rất nhiều thi vị và giá trị cho truyện Kiều. Lối tả cảnh diễm tình . Đây là lối tả cảnh mang tính cách chủ quan man mác khắp trong truyện Kiều . Cảnh vật bao giờ cũng bao hàm một nỗi niềm tâm sự của nhân vật chính hoặc phụ ẩn chứa trong một cách khác Nguyễn Du tả cảnh mà thâm ý luôn luôn đem cái cảm xúc của người đối cảnh cho chi phối lên cảnh vật. Điều này khiến cho cảnh vật trở thành linh hoạt như có một tâm hồn hay một nỗi xúc cảm riêng tư nào đó. Chính Nguyễn Du đã tự thú nhận sự chủ quan của mình trong lúc tả cảnh qua hai câu thơ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ Trong khuynh hướng này nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du vượt khác hẳn các thi nhân khác kể cả những thi sĩ Tây Phương vốn rất thiện nghệ trong lối tả cảnh ngụ tình . Trong khi các thi sĩ này chỉ đi một chiều nghĩa là chỉ tìm những cảnh vật nào phù hợp với tâm trạng của con người thì mới ghi vào còn 1 Nguyễn Du thì vừa đưa cảnh đến tâm hồn con người lại đồng thời vừa đưa tâm hồn đến với cảnh tạo nên một sự giao hòa tuyệt vời hai chiều giữa cảnh và người giữa cái vô tri và cái .