tailieunhanh - LUẬN VĂN: Tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác giáo dục - đào tạo (GD-ĐT). Cùng với khoa học và công nghệ, GD-ĐT đã được Đại hội VIII của Đảng xác định là quốc sách hàng đầu, coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Trong những năm qua, mặc dù điều kiện đất nước và ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, Nhà nước vẫn dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể để đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Với nguồn ngân sách đó, GD-ĐT đã. | LUẬN VĂN Tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác giáo dục - đào tạo GD-ĐT . Cùng với khoa học và công nghệ GD-ĐT đã được Đại hội VIII của Đảng xác định là quốc sách hàng đầu coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Trong những năm qua mặc dù điều kiện đất nước và ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn Nhà nước vẫn dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể để đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Với nguồn ngân sách đó GD-ĐT đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Để phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng ngân sách khắc phục những hạn chế còn tồn tại một trong những vấn đề quan trọng cần phải làm sáng tỏ thêm cả về lý luận lẫn thực tế đó là đổi mới quản lý ngân sách giáo dục- đào tạo. Xuất phát từ thực tế trên đây đề tài Tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay được lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành quản lý kinh tế và hy vọng rằng sẽ đóng góp một phần nhỏ đáp ứng đòi hỏi thực tiễn đang đặt ra hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Đã có một số công trình nghiên cứu về đổi mới công tác lập kế hoạch và cơ chế quản lý ngân sách giáo dục và đào tạo giai đoạn 1990 - 1995 như Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách hệ thống giáo dục quốc dân của TS Trần Thu Hà năm 1993 đề tài Xây dựng qui trình lập kế hoạch và cơ chế điều hành ngân sách giáo dục - đào tạo đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bộ Tài chính năm 1996 . Các công trình trên đề cập đến nhiều khía cạnh về quản lý điều hành ngân sách giáo dục - đào tạo ở tầm vĩ mô nặng về tổng kết thực hiện các năm trước chưa chú trọng nghiên cứu một cách cơ bản hệ thống cơ chế quản lý ngân sách GD-ĐT và ít chú trọng đến các giải pháp thực hiện nhất là trong giai đoạn 2000- 2010. Vì vậy đề tài được lựa chọn nghiên cứu góp phần bổ sung hoàn thiện thêm những vấn đề còn bỏ ngỏ đang cần được làm rõ. 3. .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN