tailieunhanh - Đề tài: Một số vấn đề bức xúc của ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục sự ô nhiễm môi trường đô thị

Cùng tham khảo Đề tài: Một số vấn đề bức xúc của ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục sự ô nhiễm môi trường đô thị, đề tài này giúp bạn nắm bắt các lý luận thực tiễn triết học và vận dụng lý luận đó vào thực tế. | LỜI NÓI ĐẦU Trong bối cảnh toàn cầu nói chung môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng đặc biệt là ở các nước đang phát triển . Việt Nam cũng nằm trong tình trạng này trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế. Do vậy bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm trong chiến lược phát triển chung về kinh tế xã hội trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước . Để có một sự phát triển bền vững cần phải có một chương trình hành động thống nhất và có thể bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển sản xuất với công tác bảo vệ và kiểm soát môi trường . Nếu không có một chính sách đúng đắn về bảo vệ môi trường nền kinh tế sẽ bị thiệt hại trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời sự phát triển của đất nước cũng thiếu bền vững . Nhất là trong những năm gần đây do nền kinh tế phát triển nước ta đang đi lên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đã đẩy mạnh quá trình đô thị hoá dẫn đến tình trạng môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm . Do vậy trong khuôn khổ bài tiểu luận triết học này em xin dựa vào cặp phạm trù triết học nguyên nhân - kết quả để đề cập đến một số vấn đề bức xúc của ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục sự ô nhiễm môi trường đô thị . Phần I Lời nói đầu . Phần II Nội dung . I Vận dụng lý luận thực tiễn triết học 1. Cặp phạm trù Nguyên nhân và kết quả 2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả II Vận dụng vào thực tế 1. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến ô nhiễm môi trường đô thị . 2. Hiện trạng hậu quả của ô nhiễm môi trường đô thị . III Một số mâu thuẫn và cách giải quyết mâu thuẫn Phần III Kết luận chung. 1 I VẬN DỤNG LÝ LUẬN TRIẾT HỌC cặp phạm trù nguyên nhân kết quả và mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả 1. Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả Nguyên nhân là sự tác động giữa các mặt hiện tượng quá trình gây ra các biến đổi nhất định. Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt hiện tượng quá trình mà có. Ví dụ Đô thị hoá là nguyên nhân .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN