tailieunhanh - Giáo trình hình thành hiện tượng lưỡng chiết nhân tạo dưới tác dụng của từ trường p4

Để giải thích hiện tượng tán sắc này, người ta cho rằng ánh sáng trắng là một ánh sáng tổng hợp gồm vô số các ánh sáng đơn sắc, có các độ dài sóng khác nhau, biến thiên một cách liên tục. Mỗi một độ dài sóng ứng với một chiết suất của lăng kính. Do đó các đơn sắc khi đi qua lăng kính sẽ có góc lệch khác nhau, và ló ra khỏi lăng kính theo các | Chương V SỰ TÁN SẮC ÁNH SÁNG . HIỆN TƯỢNG TÁN SẮC THƯỜNG. Ta đã đề cập tới hiện tượng tán sắc ánh sáng khi khảo sát về lăng kính. Một chùm ánh sáng trắng khi đi qua một lăng kính bị tán sắc thành các ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên Để giải thích hiện tượng tán sắc này người ta cho rằng ánh sáng trắng là một ánh sáng tổng hợp gồm vô số các ánh sáng đơn sắc có các độ dài sóng khác nhau biến thiên một cách liên tục. Mỗi một độ dài sóng ứng với một chiết suất của lăng kính. Do đó các đơn sắc khi đi qua lăng kính sẽ có góc lệch khác nhau và ló ra khỏi lăng kính theo các phương khác nhau. Hứng chùm tia ló lên một màn E ta được một vệt sáng màu biến thiên liên tục từ đỏ tới tím. Dải màu này gọi là quang phổ của ánh sáng tới. Trong thí nghiệm trên màu đỏ bị lệch ít nhất. Độ lệch tăng dần từ đỏ cam vàng lục lam chàm tới tím. Như vậy từ hiện tượng tán sắc ta thấy chiết suất của một môi trường chiết quang là một hàm số theo bước sóng. n f X là bước sóng của đơn sắc trong chân không. Đường biểu diễn sự biến thiên của chiết suất của một chất theo bước sóng được gọi là đường cong tán sắc của chất ấy. Hình vẽ bên dưới là đường cong tán sắc của một số chất. X ư H. 2 Ta thấy đường cong tán sắc của các chất đều có chung một dạng tổng quát chiết suất giảm khi bước sóng tăng. Đường cong tán sắc loại này đặc trưng cho hiện tượng tán sắc thường. Ta có thể xác định đường cong tán sắc của một chất bằng phương pháp thực nghiệm như sau Giả sử ta muốn vẽ đường cong tán sắc của lăng kính P. Xếp đặt một hệ thống quang cụ như hình vẽ 3 . Thấu kính hội tụ L cho một chùm tia sáng trắng song song tới một cách từ R thẳng đứng. Chùm tia ló khỏi cách tử bị tán sắc từ tím tới đỏ. Nếu ta hứng trực tiếp chùm tia ló này lên màn E bỏ lăng kính P ra ta được một quang phổ ĐT nằm ngang. Nếu chùm tia tới thẳng góc với cách tử sự phân bổ các đơn sắc trong quang phổ ĐT tỷ lệ với bước sóng . Vậy trục nằm ngang trên màn E biểu diễn bước sóng . Bây giờ chùm tia ló đi ra từ cách tử được cho đi qua lăng kính