tailieunhanh - Họa sĩ Dương Thùy Dương

Xin được bắt đầu bằng một câu chuyện vui: Một ông sau khi chuyển sang ngạch dân sự, làm thầy giáo ở một trường nghệ thuật, đã đem những nguyên tắc cứng nhắc và thói quan liêu cũ ra áp dụng vào kỷ luật của trường. Có sinh viên bất bình, không làm thế nào được bèn ghi lên tường câu “vè”: Hoan hô thầy Nguyễn Văn A/ Hết giờ hành chính về nhà ăn cơm. Thầy bắt đe bắt nẹt mãi không tìm ra ai viết, đành bắt bảo vệ lấy vôi xóa đi. Câu vè đó đúng là. | Họa sĩ Dương Thùy Dương Nhìn mình như nhìn một người khác Xin được bắt đầu bằng một câu chuyện vui Một ông sau khi chuyển sang ngạch dân sự làm thầy giáo ở một trường nghệ thuật đã đem những nguyên tắc cứng nhắc và thói quan liêu cũ ra áp dụng vào kỷ luật của trường. Có sinh viên bất bình không làm thế nào được bèn ghi lên tường câu vè Hoan hô thầy Nguyễn Văn A Hết giờ hành chính về nhà ăn cơm. Thầy bắt đe bắt nẹt mãi không tìm ra ai viết đành bắt bảo vệ lấy vôi xóa đi. Câu vè đó đúng là không có gì chê bai phê phán lại phác ra chân dung một ông thầy quan liêu Nữ họa sĩ Dương Thùy Dương Dù một sự vật phức tạp như thế nào thì cuối cùng con người cũng có nhu cầu phải định danh cho nó một cái tên gọi hoặc một ý nhận định xác đáng. Như cầm được đầu mút sợi chỉ là có thể rút ra hết búi chỉ rối. Ngôn ngữ hiện ra trên bề mặt cuộc sống và những thứ đằng sau ngôn ngữ cũng y như vậy. Nhận mặt những gì chính danh thì dễ dàng đã đành nhưng có những thứ trông vậy mà không phải vậy lửng lơ nước đôi pha trộn tạp chủng xanh vỏ đỏ lòng thì làm thế nào Để gọi ra những trạng thái ấy không gì tốt hơn là ngôn ngữ của nghệ thuật. Hội họa cũng làm nhiệm vụ định danh những trạng thái lững lờ mù mờ như vậy. Nhưng nó phát xuất từ trạng thái của cá nhân chứ không phải câu chuyện của số đông. Nó nhìn ngược vào trong từng bản thể hơn là phóng chiếu ra ngoài. Và địa chỉ của nó là Càng đào bới sâu con người cá thể bao nhiêu càng đo được nhân loại bấy nhiêu. Loạt tranh của nữ họa sĩ trẻ Dương Thùy Dương bày lần này có tên là Trong mắt người khác với lý do cô nêu ra trong tự thuật Bởi chúng ta sống với nhau trong một cộng đồng. Mỗi chúng ta đều được nhìn bởi một người khác. Mỗi người chúng ta đều được nhận ra trong mắt người khác một cách khác nhau. Sự nhận chân của người khác về mình đôi khi còn đáng tin hơn chính mình. Ngoài ra tất cả chúng ta đều thích phán xét người khác. Ngược lại tự phán xét mình thì thật là khó. Đó là nguyên nhân tại sao tôi lại sử dụng hình dạng cái đầu mình cho loạt tranh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN