tailieunhanh - Khái quát về nền kinh tế Mỹ - Chương 11: Lời kết phía sau kinh tế học
Christopher Conte, nguyên biên tập viên và phóng viên của Wall Street Journal Albert R. Karr, nguyên phóng viên của Wall Street Journal Lời kết: PHÍA SAU KINH TẾ HỌC Như các chương khác nhau của cuốn sách này đã giải thích, lao động, nông nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ, các tập đoàn lớn, các thị trường tài chính, Hệ thống dự trữ quốc gia, và chính phủ tất cả tác động qua lại lẫn nhau theo những cách thức phức tạp để tạo ra sự vận hành của hệ thống kinh tế Mỹ. Đó là một hệ thống. | Khái quát về nền kinh tế Mỹ Chương 11 Lời kết phía sau kinh tế học Christopher Conte nguyên biên tập viên và phóng viên của Wall Street Journal Albert R. Karr nguyên phóng viên của Wall Street Journal Lời kết PHÍA SAU KINH TẾ HỌC Như các chương khác nhau của cuốn sách này đã giải thích lao động nông nghiệp các doanh nghiệp nhỏ các tập đoàn lớn các thị trường tài chính Hệ thống dự trữ quốc gia và chính phủ tất cả tác động qua lại lẫn nhau theo những cách thức phức tạp để tạo ra sự vận hành của hệ thống kinh tế Mỹ. Đó là một hệ thống được thống nhất bởi một cam kết có tính triết học đối với ý tưởng về những thị trường tự do. Nhưng như đã nói mô hình thị trường giản đơn đã đơn giản hóa quá mức những trải nghiệm thực tế của Mỹ. Trong thực tế nền kinh tế Hoa Kỳ thường xuyên dựa vào chính phủ để điều tiết các doanh nghiệp tư nhân giải quyết những nhu cầu chưa được đáp ứng bởi các doanh nghiệp tự do phục vụ như là một tác nhân kinh tế sáng tạo và bảo đảm một giới hạn ổn định nhất định đối với toàn bộ nền kinh tế. Khái quát về nền kinh tế Mỹ Cuốn sách này cũng đã cho thấy rằng hệ thống kinh tế Mỹ được đánh dấu bởi những thay đổi gần như liên tục. Tính năng động của nó thường đi cùng với những mất mát và trục trặc - từ việc củng cố lĩnh vực nông nghiệp đã đẩy nhiều nông dân ra khỏi đất đai cho đến việc cơ cấu lại hàng loạt trong lĩnh vực chế tạo làm cho việc làm trong các nhà máy truyền thống giảm mạnh vào thập kỷ 1970 và 1980. Tuy nhiên như người Mỹ nhìn nhận mất mát này cũng mang lại những kết quả lớn lao. Nhà kinh tế học Joseph A. Schumpeter đã nói rằng chủ nghĩa tư bản tiếp thêm sinh lực cho chính nó thông qua sự hủy diệt sáng tạo . Sau khi tái cơ cấu các công ty - thậm chí toàn bộ các ngành công nghiệp - có thể nhỏ đi hoặc khác đi nhưng người Mỹ tin rằng chúng sẽ mạnh mẽ hơn và được trang bị tốt hơn để chịu được những khắt khe của cuộc cạnh tranh toàn cầu. Việc làm có thể bị mất nhưng chúng lại có thể được thay thế bởi những việc làm mới trong các ngành công nghiệp có
đang nạp các trang xem trước