tailieunhanh - Tài liệu tham khảo: Hệ qui chiếu phi quán tính và các lực quán tính

Tài liệu tham khảo chuyên đề vật lý học về Hệ qui chiếu phi quán tính và các lực quán tính ( Trần Quốc Hà ) | Hệ qui chiếu phi quán tính và các lực quán tính Trần Quốc Hà Tóm tắt tiếng Việt Gần đây khái niệm hệ qui chiếu phi quán tính và lực quán tính đã được đưa vào chương trình vật lý và địa lý phổ thông. Tuy nhiên viêc giảng dạy và vận dụng còn khá nhiều lúng túng. Đây là bài viết giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này. I- Mở đầu Newton khi xây dựng ba định luật cơ học nổi tiếng của mình đã đưa ra khái niệm về hệ qui chiếu quán tính. Đó là hệ qui chiếu mà trong đó ba định luật Newton được nghiệm đúng. Mọi hệ qui chiếu đứng yên hay chuyển động thẳng đều với hệ qui chiếu quán tính đều là hệ qui chiếu quán tính. Vậy có tồn tại một hệ qui chiếu quán tính ban đầu để so sánh Ở thời đại Newton người ta quan niệm Vũ trụ gồm Hệ Mặt trời với Mặt trời đứng yên tại tâm các hành tinh chuyển động xung quanh và phía xa là bầu trời sao bất động. Luôn luôn có thể dựng được một hệ qui chiếu có tâm là Mặt trời đúng ra là tâm quán tính của Hệ Mặt trời và ba trục hướng tới 3 ngôi sao bất kỳ. Hệ này tự thân không cần so sánh bất kỳ cái gì cũng luôn đứng yên nó luôn là hệ qui chiếu quán tính. Chính vì vậy người ta nói cơ học Newton vừa mang tính tương đối chuyển động có tính so sánh vừa mang tính tuyệt đối. Cùng với sự phát triển của thiên văn người ta hiểu Mặt trời cũng chỉ là một ngôi sao bình thường trong Vũ trụ bao la. Mặt trời quay quanh tâm Ngân hà và Ngân hà đang chạy ra xa khỏi các thiên hà khác do Vũ trụ đang dãn nở. Như vậy không có sự đứng yên tuyệt đối dành cho Mặt trời. Chuyển động có gia tốc là chuyển động phổ biến trong vũ trụ. Thật khó kiếm một hệ qui chiếu quán tính tự thân. Trong khi đó các định luật Newton chỉ nghiệm đúng cho các hệ qui chiếu quán tính. Vậy làm sao để vận dụng các định luật Newton về hình thức đây Điều này đã được đã được giải quyết bằng cách đưa ra khái niệm hệ qui chiếu phi quán tính và lực quán tính. Tuy nhiên vì lực quán tính không phải lực thật nên người ta ngần ngại khi sử dụng nó trong sách vật lý phổ thông Chính điều này gây nên sự lẫn lộn và

TỪ KHÓA LIÊN QUAN