tailieunhanh - Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường - CHƯƠNG 16 TÁC ĐỘNG NGẮN HẠN HAY DÀI HẠN ĐỐI VỚI XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA (KHÓ ĐO LƯỜNG)
Thương điệp truyền hình cũng như mọi loại chương trình phát sóng, dù vô tình hay cố ý, đều tác động lên trên xã hội. Có những tác động cố ý có tính kinh tế sinh ra do sự đòi hỏi của các chủ quảng cáo. Những tác động này có thể đo lường được. Dầu vậy, bên cạnh nó lại có những tác động mà người chủ quảng cáo, hãng quảng cáo cũng như đài truyền hình dù có dự kiến vẫn không thể kiểm soát nổi. Những tác động này gọi là tác động văn hóa vô. | Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường CHƯƠNG MƯỜI SÁU TÁC ĐỘNG NGẮN HẠN HAY DÀI HẠN ĐỐI Với Xã Hội và văn hóa KHÓ ĐO LƯỜNG Thương điệp truyền hình cũng như mọi loại chương trình phát sóng dù vô tình hay cố ý đều tác động lên trên xã hội. Có những tác động cố ý có tính kinh tế sinh ra do sự đòi hỏi của các chủ quảng cáo. Những tác động này có thể đo lường được. Dầu vậy bên cạnh nó lại có những tác động mà người chủ quảng cáo hãng quảng cáo cũng như đài truyền hình dù có dự kiến vẫn không thể kiểm soát nổi. Những tác động này gọi là tác động văn hóa vô tình nhiều khi xảy ra ngoài dự tưởng của người tạo ra nó. Nó có thể xảy ra một cách tình cờ khó đo lường tác động theo hai thì ngắn hạn và dài hạn. Đồ biểu Bốn tác động của quảng cáo đối với xã hội. Vãn hóa sáng tạo giá trị Chinh trị đặt vẩn đề thào luận Kinh tể thúc đấy nhu cầu Xã hội thông bão tin lức Quàng cáo trong dó có quảng cáo truyền hình Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường Ngày trước khi nói về quảng cáo truyền hình người ta chỉ nghĩ đến yếu tố kinh tế. Quảng cáo lúc ấy chỉ có mục đích thông tin về thương phẩm và khuyến dụ người ta mua hàng. Đến những năm 1960 người ta thấy rõ thêm là quảng cáo còn có thể đề nghị cho khán thính giả một nếp sống một cung cách sinh hoạt mới. Thế rồi vào thập niên 70 điều quan tâm của người làm quảng cáo là trách nhiệm xã hội của họ qua nội dung những thương điệp nếu không kể đến sự ra đời của loại quảng cáo phi thương mại vì lợi ích công cộng for public ũs utility . Loại này đã manh nha sau đó bành trướng mau chóng và sâu rộng. Trước hết quảng cáo phản ánh những nét đặc thù của một dân tộc ghi chép một cách khách quan văn hóa ở thời điểm và địa điểm nào đó. Nhận xét trên là quan điểm của Belk 1986 dẫn bởi Tanaka 1993 . Quảng cáo chỉ định thời trang tạo nên sở thích và tượng trưng cho cái người ta thường gọi là văn hóa đại chúng mass culture nếu không bảo chính nó là một thành phần của văn hóa đại chúng a sub-culture . Bởi lý do đó quảng cáo có thể tạo ra
đang nạp các trang xem trước