tailieunhanh - Tái hấp thu ở quai Henle

Dịch đổ vào quai Henle là dịch đẳng trương. Ở đó, một phần nước và Na+ tiếp tục được tái hấp thu. Tuy nhiên, cơ chế tái hấp thu khác nhau giữa nhánh xuống và nhánh lên. | Tái hấp thu ở quai Henle Dịch đổ vào quai Henle là dịch đẳng trương. Ở đó một phần nước và Na tiếp tục được tái hấp thu. Tuy nhiên cơ chế tái hấp thu khác nhau giữa nhánh xuống và nhánh lên. . Ở nhánh xuống Tế bào biểu mô của đoạn này có tính thấm cao đối với nước thấm vừa với Na và Cl-. Do đó nước được tái hấp thu mạnh theo cơ chế khuếch tán thụ động nhờ áp suất thẩm thấu dịch kẽ xung quanh tăng cao do quá trình tái hấp thu Na khá mạnh ở nhánh lên tạo ra đồng thời Na và Cl- khuếch tán từ bên ngoài dịch kẽ ưu trương vào lòng ống làm cho nồng độ Na tăng lên và dịch trong lòng ống trở nên ưu trương dần đạt đỉnh cao nhất ở chóp quai mOsm L . . Ở nhánh lên Nhánh lên quai Henle có 2 phần nhánh lên mỏng và nhánh lên dày. Quá trình tái hấp thu ở 2 phần này khác nhau. Ở nhánh lên mỏng tế bào có tính thấm cao đối với Na và Cl- nhưng không thấm nước. Vì vậy do dịch trong lòng ống rất ưu trương nên Na và Cl- khuếch tán ra dịch kẽ làm mức độ ưu trương trong ống giảm dần trong khi dịch kẽ lại trở nên rất ưu trương. Ở nhánh lên dày tế bào vẫn không thấm nước nhưng có khả năng tái hấp thu mạnh Na và Cl- theo cơ chế tích cực thứ phát. Vì vậy dịch trong lòng ống giảm ưu trương dần và khi đổ vào ống lượn xa thì trở thành dịch nhược trương 100 mOsm L . Trong khi đó dịch kẽ xung quanh lại trở nên ưu trương. Điều này rất thuận lợi cho quá trình tái hấp thu nước để cô đặc nước tiểu ở ống góp. Như vậy sự tái hấp thu nước ở quai Henle chỉ diễn ra ở nhánh xuống theo cơ chế thẩm thấu với lượng khoảng 27 lít 24 giờ. Còn lại 36 lít đổ vào ống lượn xa là dịch nhược trương. Riêng Na và Cl- được tái hấp thu ở nhánh lên theo 2 cơ chế khuếch tán đơn thuần ở nhánh lên mỏng và tích cực thứ cấp ở nhánh lên dày. Lượng Na và Cl- được tái hấp thu ở đây khoảng 25 . Do quá trình tái hấp thu nước ở nhánh xuống và tái hấp thu Na ở nhánh lên nên áp suất thẩm thấu ở dịch kẽ thận tăng dần từ vùng vỏ vào vùng tủy càng đi sâu vào vùng tủy thận áp suất thẩm thấu càng tăng cao gấp 4 lần vùng vỏ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN