tailieunhanh - Cách mạng và phản cách mạng ở Đức - Quốc gia Phổ

Quốc gia Phổ Ngày 28 tháng 10 năm 1851 Phong trào chính trị của giai cấp trung đẳng hay giai cấp tư sản ở Đức có thể coi là bắt đầu từ năm 1840. Những triệu chứng báo hiệu đã chỉ ra rằng giai cấp nắm tài chính và công nghiệp nước này đã đạt tới một độ trưởng thành không còn cho phép nó thờ ơ và thụ động trước sự áp bức của một nền quân chủ nửa phong kiến, nửa quan liêu nữa. Những vương hầu nhỏ Đức, một phần vì muốn trở nên độc. | Cách mạng và phản cách mạng ở Đức Quốc gia Phổ II. Quốc gia Phổ Ngày 28 tháng 10 năm 1851 Phong trào chính trị của giai cấp trung đẳng hay giai cấp tư sản ở Đức có thể coi là bắt đầu từ năm 1840. Những triệu chứng báo hiệu đã chỉ ra rằng giai cấp nắm tài chính và công nghiệp nước này đã đạt tới một độ trưởng thành không còn cho phép nó thờ ơ và thụ động trước sự áp bức của một nền quân chủ nửa phong kiến nửa quan liêu nữa. Những vương hầu nhỏ Đức một phần vì muốn trở nên độc lập hơn đối với bá quyền của áo và Phổ hay đối với ảnh hưởng của giai cấp quý tộc trong chính ngay quốc gia của họ một phần nhằm mục đích tập hợp thành một khối những tỉnh tách rời nhau mà Đại hội Viên 8 đã thống nhất lại dưới quyền thống trị của họ nên đã lần lượt ban bố những hiến pháp ít nhiều có tính chất tự do chủ nghĩa. Họ có thể làm như thế mà không nguy hiểm gì cho họ nếu Quốc hội hiệp bang một con rối đơn thuần nằm trong tay áo và Phổ định xâm phạm đến chủ quyền độc lập của họ thì họ biết chắc rằng việc họ chống những mệnh lệnh của Quốc hội hiệp bang sẽ được dư luận quần chúng và các nghị viện bang ủng hộ còn nếu trái lại các nghị viện quá mạnh thì họ lại có thể dễ dàng sử dụng quyền lực của Quốc hội hiệp bang để đập tan phái đối lập. Trong những trường hợp đó những thiết chế hiến pháp của Ba-vi-e Vuyếc-tem-béc Ba-đen hay Han-nô-vơ không thể gây ra một cuộc đấu tranh quan trọng để giành chính quyền. Vì vậy đại bộ phận của giai cấp tư sản Đức nói chung thường đứng ngoài những cuộc tranh chấp nhỏ nhặt trong các nghị viện lập pháp của các tiểu bang và biết rõ rằng nếu không có một sự thay đổi căn bản trong chính sách và trong chế độ nhà nước của hai cường quốc ở Đức thì mọi nỗ lực và thắng lợi có tầm quan trọng thứ yếu sẽ Cách mạng và phản cách mạng ở Đức không có hiệu quả gì. Nhưng cũng vào thời kỳ này ở các nghị viện nhỏ ấy cũng nảy sinh ra một loại luật sư tự do chủ nghĩa chuyên làm nghề đối lập những Rốt-tếch những Ven-cơ những Ruê-mơ những l-oóc-đan những Stuy-vơ và những Ai-den-man

TỪ KHÓA LIÊN QUAN