tailieunhanh - Triết học Phần 15

Trực quan sinh động còn được gọi là giai đoạn nhận thức cảm tính; đây là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động trực tiếp vào các sự vật nhằm nắm bắt các sự vật ấy. Trực quan sinh động bao gồm 3 hình thức là cảm giác, tri giác và biểu tượng. Cảm giác là sự phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là. | Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http Trực quan sinh động còn được gọi là giai đoạn nhận thức cảm tính đây là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động trực tiếp vào các sự vật nhằm nắm bắt các sự vật ấy. Trực quan sinh động bao gồm 3 hình thức là cảm giác tri giác và biểu tượng. Cảm giác là sự phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của các sự vật hiện tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết là kết quả của sự chuyển hóa những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố của ý thức. Chính vì thế mà Lênin đã viết Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan 1. Tri giác là hình ảnh tương đối toàn vẹn về sự vật khi sự vật đó đang trực tiếp tác động vào các giác quan. Tri giác nảy sinh dựa trên cơ sở của cảm giác là sự tổng hợp của nhiều cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức cao hơn đầy đủ hơn phong phú hơn về sự vật. Biểu tượng là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của giai đoạn trực quan sinh động. Đó là hình ảnh có tính đặc trưng và tương đối hoàn chỉnh còn lưu lại trong bộ óc người về sự vật khi sự vật đó không còn trực tiếp tác động vào các giác quan. Biểu tượng được hình thành nhờ sự phối hợp bổ sung lẫn cho nhau của các giác quan nhưng đã có sự tham gia của các yếu tố phân tích tổng hợp và ít nhiều mang tính chất trừu tượng hóa. Như vậy cảm giác tri giác và biểu tượng là những giai đoạn kế tiếp nhau của hình thức nhận thức cảm tính. Trong nhận thức cảm tính đã tồn tại cả cái bản chất lẫn không bản chất cả cái tất yếu và ngẫu nhiên cả cái bên trong lẫn bên ngoài về sự vật. Nhưng ở đây con người chưa phân biệt được cái gì là bản chất với không bản chất đâu là tất yếu với ngẫu nhiên đâu là cái bên trong với cái bên ngoài. Yêu cầu của nhận thức đòi hỏi phải tách ra và nắm lấy cái bản chất tất yếu bên trong chỉ có chúng mới có vai trò quan trọng cho hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người. Như vậy .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN