tailieunhanh - Triết học Phần 5

"Bao giờ dân nổi can qua, con vua thất thế lại ra quét chùa"; nếu Phật giáo nêu lên thuyết "quả báo", cho rằng làm thiện thì được phúc, làm ác thì phải họa, thì quần chúng nhân dân nêu lên "ăn trộm ăn cướp thành Phật, thành tiên, đi chùa đi chiền bán thân bất toại"; nếu Đạo giáo cho mồ mả, đất cát là nguồn gốc hoạ phúc ở dương gian, thì quần chúng nhân dân nêu lên: "Hòn đất mà biết nói năng, thì thầy địa lý hàm răng không còn". Họ không có lý luận, chỉ. | Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http lại làm vua con sãi ở chùa lại quét lá đa thì quần chúng nhân dân đáp lại Bao giờ dân nổi can qua con vua thất thế lại ra quét chùa nếu Phật giáo nêu lên thuyết quả báo cho rằng làm thiện thì được phúc làm ác thì phải họa thì quần chúng nhân dân nêu lên ăn trộm ăn cướp thành Phật thành tiên đi chùa đi chiền bán thân bất toại nếu Đạo giáo cho mồ mả đất cát là nguồn gốc hoạ phúc ở dương gian thì quần chúng nhân dân nêu lên Hòn đất mà biết nói năng thì thầy địa lý hàm răng không còn . Họ không có lý luận chỉ nêu lên sự thực một sự thực mà trong cuộc sống bất cứ ai cũng có lần bắt gặp nhưng do quan điểm duy tâm chi phối mà không dám thừa nhận. Vì thế sự thực được nêu ra đó làm cảnh tỉnh những người khác có tính chiến đấu rõ rệt ít ra cũng làm người ta phải ngẫm lại và hoài nghi với các luận điểm của chủ nghĩa duy tâm tôn giáo. Trong suốt ngàn năm của chế độ phong kiến Việt Nam đất nước không phát triển khoa học tự nhiên không có điều kiện ra đời vì thế các vấn đề đấu tranh trên với nội dung quen thuộc cứ lặp đi lặp lại. Chủ nghĩa duy tâm ít đưa ra được những điều mới mẻ theo đà phát triển của lịch sử chủ nghĩa duy vật cũng không tiến triển được gì nhiều. Sự đấu tranh của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm chưa đạt tới trình độ sâu sắc và toàn diện. II- Những nội dung của tư tưởng yêu nước Việt Nam Có thể nói sự phát triển tư tưởng yêu nước là sợi chỉ đỏ của lịch sử tư tưởng Việt Nam. Điều đó được cắt nghĩa bởi nước Việt Nam tồn tại và phát triển trong điều kiện đấu tranh chống sự bành trướng và xâm lược của phong kiến phương Bắc cùng các đế quốc khác. Tư tưởng đó là cái phản ánh tồn tại đã được sản sinh ra và phát triển trong điều kiện phục vụ cho sự đấu tranh để sống còn đó. Điều đó cũng cho thấy tính đặc thù của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam không những thể hiện trong những hệ thống lý luận bên ngoài mà người Việt Nam tiếp thu được và Việt hóa mà còn thể hiện trong việc nhận thức về quy

TỪ KHÓA LIÊN QUAN