tailieunhanh - "Cách" Trồng Nhãn Ở Vàm Xáng

Năm 1999, Chi hội Làm vườn (HLV) ấp Thị tứ Vàm Xáng, xã Nhơn Nghĩa (Phong Điền - TP. Cần Thơ) được thành lập, với mục đích hỗ trợ hội viên kỹ thuật trong phát triển kinh tế VAC. Trong suốt quá trình hoạt động, Hội đã trở thành "bà đỡ", người bạn thân thiết của hội viên, nông dân. | Cách Trồng Nhãn Ở Vàm Xáng Năm 1999 Chi hội Làm vườn HLV ấp Thị tứ Vàm Xáng xã Nhơn Nghĩa Phong Điền - TP. Cần Thơ được thành lập với mục đích hỗ trợ hội viên kỹ thuật trong phát triển kinh tế VAC. Trong suốt quá trình hoạt động Hội đã trở thành bà đỡ người bạn thân thiết của hội viên nông dân. Ông Phạm Thanh Sơn Chủ tịch HLV ấp Thị tứ Vàm Xáng trầm ngâm nhớ lại Lúc đầu chúng tôi trồng cam mật nhưng khi cây cam bị khốn đốn vì bệnh vàng lá gân xanh chúng tôi đành phải tìm loại cây trồng mới phù hợp hơn để thay thế. Thông qua tìm hiểu tham khảo các mô hình ở các tỉnh bạn cuối cùng chúng tôi quyết định chọn nhãn vì đây là loại cây có hiệu quả kinh tế tương đối ổn định và dễ trồng ít bệnh . Những năm đầu mới chuyển đổi cây trồng đa phần hội viên đều gặp khó khăn vì chưa có kinh nghiệm giá cả lại bấp bênh. Để lấy ngắn nuôi dài hội viên trồng nhãn xen canh các loại cây ngắn ngày như đu đủ hạnh. Không chỉ học hỏi kinh nghiệm biện pháp kỹ thuật từ những hộ điển hình trồng nhãn HLV ấp còn tập hợp ý kiến thắc mắc của bà con gửi đến các nhà khoa học cán bộ khuyến nông hay các phương tiện truyền thông đại chúng như báo đài. Chính nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật hiệu quả và biết đoàn kết tương trợ nhau cùng phát triển những mùa nhãn bội thu đã đến với hội viên. Để tránh tình trạng trúng mùa rớt giá hội viên đã áp dụng thu hoạch rải vụ. Hộ nào có từ 200 - 300 cây thì chia ra thu hoạch theo đợt 100 cây đợt. Để làm được điều này hội viên đã áp dụng biện pháp xử lý cho trái nghịch mùa. ông Lâm Văn Hoàng người phụ trách kỹ thuật của Chi HLV cho biết Tưới hóa chất KClO3 với một lượng phù hợp để tạo độ sốc và cứa vỏ sẽ kích thích cây ra hoa nghịch mùa. Tuy nhiên nếu sử dụng hóa chất KClO3 nhiều sẽ làm cạn kiệt chất hữu cơ trong đất nên bù đắp lại chất dinh dưỡng bằng cách bón phân hữu cơ cho đất. Kỹ thuật này chúng tôi học từ các nhà khoa học và tự đúc kết kinh nghiệm trong quá trình sản xuất. Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác nên các hộ đều thu được năng suất và chất lượng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN