tailieunhanh - Bài giảng phân tích chương trình vật lý phổ thông - Chương 3

Trong phần động học, để giải quyết bài toán cơ bản của cơ học, chúng ta đã lần lượt giải quyết các mắt xích khác nhau: hệ quy chiếu, vận tốc, gia tốc và cuối cùng là đi đến thành lập phương trình chuyển động. Nhưng làm thế nào để xác định được gia tốc? Sự xuất hiện của gia tốc tuân theo những quy luật nào của tự nhiên? Phần cơ học nghiên cứu nguyên nhân của các chuyển động gọi là động lực học. Nội dung cơ bản của phần động lực học là các định luật về chuyển động, các khái niệm cơ. | BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH CHƯƠNG TrÌNH VẬT LÍ PHO THÔNG - 2004 CHƯƠNG 3 DẠy học PhẦN ĐỘNG Lực học ChẤT DIÊM VÀ TĨNh học I. ĐẶc DIÊM cỦA PhẦN ĐỘNG Lực học VÀ TĨNh học Trong phần động học để giải quyết bài toán cơ bản của cơ học chúng ta đã lần lượt giải quyết các mắt xích khác nhau hệ quy chiếu vận tốc gia tốc và cuối cùng là đi đến thành lập phương trình chuyển động. Nhưng làm thế nào để xác định được gia tốc Sự xuất hiện của gia tốc tuân theo những quy luật nào của tự nhiên Phần cơ học nghiên cứu nguyên nhân của các chuyển động gọi là động lực học. Nội dung cơ bản của phần động lực học là các định luật về chuyển động các khái niệm cơ bản lực và khối lượng các định luật riêng cho từng loại lực trong cơ học và phương pháp động lực học. Khác với sách giáo khoa của nhiều nước sách giáo khoa của chúng ta coi các định luật của Newton như là các nguyên lý lớn. Những nguyên lý này làm nền tảng cho việc tìm kiếm các định luật vật lý khác cũng như cho việc xây dựng và phát triển cơ học. Với quan niệm đó sách giáo khoa trình bày ba định luật dưới dạng tiên đề chứ không phải bằng con đường quy nạp thực nghiệm. Lực và khối lượng là hai khái niệm rất cơ bản mà Newton đã sử dụng để khái quát hóa và định lượng những kết quả quan sát về hiện tượng tương tác giữa các vật cũng như về sự chuyển động của chúng. Hai khái niệm này được hình thành trong mối liên hệ chặt chẽ với ba định luật Newton. Xét về mặt logic không thể hình thành được khái niệm lực mà không cần đến khái niệm khối lượng. Ngược lại cũng không thể hình thành được khái niệm khối lượng mà bỏ qua khái niệm lực. Do nhấn mạnh vai trò trực giác trong việc hình thành hai khái niệm lực và khối lượng nên sách giáo khoa đã trình bày cách hình thành hai khái niệm này theo hai giai đoạn giai đoạn trực giác và giai đoạn logic. Phần tĩnh học nghiên cứu trạng thái cân bằng để tìm điều kiện đứng yên cho vật. Theo quan niệm động lực học thì đứng yên chỉ là trường hợp đặc biệt của trạng thái cân bằng khi vận tốc bằng không. Do vậy có thể sử

TỪ KHÓA LIÊN QUAN