tailieunhanh - Phương Thức Sản Xuất Châu Á và Vấn Đề Làng Xã Việt Nam
Năm hình thái phát triển xã hội tuần tự tịnh tiến (cộng sản nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tư bản và xã hội chủ nghĩa [1] ) đã được một số lớn các khoa học gia khoa học xã hội hay lý thuyết gia chủ thuyết cộng sản, các nhà Mác-xít (Marxist), hay thậm chí là các chuyên gia Mác học (Marxologe) coi như quy luật phát triển phổ thông. Họ đã thờ ơ hay cố ý bỏ qua một khái luận rất quan trọng và được Marx hết sức quan tâm; đó chính là Phương thức Sản xuất Á châu“ [2]. | Phương thức sản xuất châu Á: Đây là đóng góp gây tranh cãi của học thuyết Marx, nguyên thủy được sử dụng để giải thích các công trình xây dựng bằng đào đắp đất lớn tiền slavơ và tiền phong kiến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ơ-phrát và lưu vực sông Nin (và nó được đặt tên trên cơ sở này của các chứng cứ nguyên thủy có được từ châu Á). Phương thức sản xuất châu Á được cho là hình thức sơ khai của xã hội có giai cấp, trong đó một nhóm nhỏ thu được các sản phẩm thặng dư xã hội bằng bạo lực nhắm vào các nhóm cộng đồng định cư hay không định cư trong lãnh thổ đó. Sự bóc lột lao động là khai thác lao động cưỡng bức không trả công trong thời kỳ nhàn rỗi mỗi năm (để xây dựng những công trình như kim tự tháp ở Ai Cập, đền thờ ở thung lũng Mesopotamia cổ đại và Ba Tư, nhà tắm công xã cổ ở Ấn Độ hay Vạn lý trường thành ở Trung Quốc). Ngoài ra việc bóc lột lao động cũng là việc bòn rút sản phẩm trực tiếp từ các cộng đồng bị bóc lột. Dạng sở hữu chính của phương thức này là chiếm hữu tôn giáo trực tiếp trong các cộng đồng (làng, xóm thôn, nhóm) đối với tất cả những gì tồn tại trong chúng. Tầng lớp cai trị của xã hội này nói chung là tầng lớp quý tộc bán thần quyền, tự cho mình là hiện thân của thần thánh trên trái đất. Các lực lượng sản xuất chính của xã hội này bao gồm các nông dân với các kỹ thuật canh tác nông nghiệp nền tảng, các công trình xây dựng lớn và các kho chứa khổng lồ của các sản phẩm dành cho phúc lợi xã hội.
đang nạp các trang xem trước