tailieunhanh - Chính trị luận - Mở đầu

Bối cảnh lịch sử Khoảng 4000 năm trước, ở Âu châu chỉ có những giống dân du mục. Từ sông Danube, một giống dân du mục tiến dần về phương nam để tìm những đồng cỏ xanh tốt hơn và dừng chân ở bán đảo Greece. Họ lấy tên thủy tổ của họ là Hellene để làm tên gọi. Người Trung Hoa sau này phiên âm Hellene thành Hy Lạp, và ta cũng quen theo lối gọi Ngày nay, Hy Lạp dùng địa danh để đặt tên nước của họ: Greece. Tên chính thức là Cộng hòa Hellenic | Chính trị luận Lời giới thiệu Bối cảnh lịch sử Khoảng 4000 năm trước ở Âu châu chỉ có những giống dân du mục. Từ sông Danube một giống dân du mục tiến dần về phương nam để tìm những đồng cỏ xanh tốt hơn và dừng chân ở bán đảo Greece. Họ lấy tên thủy tổ của họ là Hellene để làm tên gọi. Người Trung Hoa sau này phiên âm Hellene thành Hy Lạp và ta cũng quen theo lối gọi Ngày nay Hy Lạp dùng địa danh để đặt tên nước của họ Greece. Tên chính thức là Cộng hòa Hellenic. Thời cổ Hy Lạp không phải là một nước thống nhất như ngày nay mà gồm nhiều thành phố được tổ chức như những quốc gia gọi là thị-quốc mỗi thị-quốc độc lập với nhau và có cách tổ chức chính trị khác nhau. Các thị-quốc nổi tiếng gồm có Athens Thebes và Sparta. Tuy cùng một chủng tộc nhưng dân thị-quốc này lại coi dân thị-quốc khác như thù địch và chém giết lẫn nhau. Sparta và Athens là hai thái cực. Dân Sparta được huấn luyện để sống khắc kỷ từ nhỏ một đời sống giản dị và cực kỳ trọng võ. Trái lại dân Athens sống xa hoa theo công nghệ và yêu chuộng thương mại. Về chính trị các thị quốc Hy Lạp đều theo quân chủ. Sau khi vua Alcmaeon băng hà vào năm 753 trước Thiên Chúa giáng sinh BC Athens được tổ chức theo dân chủ nghị viện công dân được quyền bầu nghị viên nhưng chức vụ thẩm phán vẫn dành cho quý tộc. Đến thế kỷ thứ 5 BC Athens hoàn toàn theo thể chế dân chủ trực tiếp. Mọi công dân đều trực tiếp tham gia việc nước nghị luận bàn cãi bầu bán biểu quyết vân vân. Do đó Athens được coi là nơi có chế độ dân chủ đầu tiên nơi mà mọi người dân đều được tham gia chính sự. Tuy nhiên đây cũng là nhược điểm vì quyết định của chính phủ thường chậm trễ dân chúng quen thói bàn bạc cãi cọ nhau mồm mép giỏi mà hành động dở dễ Chính trị luận chia rẽ vì những lẽ nhỏ Dầu sao nhờ tính chất tự do tư tưởng mà Athens trở thành một môi trường thuận lợi cho các triết gia như Socrates và sau đó học trò ông là Plato đã phát triển học thuật đủ mọi ngành. Từ đó Athens trở thành trung tâm tư tưởng và học thuật của cả bán đảo .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.