tailieunhanh - Cách nhìn khác về bất đẳng ở Việt Nam và xu hướng biến đổi của nó

Bài nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu sẵn có về các cuộc Khảo sát/Điều tra Mức sống dân cư Việt Nam từ năm 1993 đến 2004 (VLSS 1993-1998 và VHLSS 2002-2004). Sự phân tích và tổng hợp số liệu VLSS và VHLSS được đặt trong bối cảnh so sánh với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Từ đây gợi ý một cách nhìn khác về bất bình đẳng ở Việt Nam và xu hướng biến đổi của nó. Giới thiệu hai phương pháp đo lường về. | CÁCH NHÌN KHÁC VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CỦA NÓ TS. Đỗ Thiên Kính Viện Xã hội học Bài nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu sẵn có về các cuộc Khảo sát Điều tra Mức sống dân cư Việt Nam từ năm 1993 đến 2004 VLSS 1993-1998 và VHLSS 2002-2004 . Sự phân tích và tổng hợp số liệu VLSS và VHLSS được đặt trong bối cảnh so sánh với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Từ đây gợi ý một cách nhìn khác về bất bình đẳng ở Việt Nam và xu hướng biến đổi của nó. Giới thiệu hai phương pháp đo lường về bất bình đẳng xã hội Hai phương pháp được trình bày rất sơ lược dưới đây đều tập trung vào việc đo lường cái gọi là những kết quả của đầu ra giáo dục y tế mức sống . . . mà cá nhân hộ gia đình thu nhận được trong cuộc sống. Tuy nhiên mỗi phương pháp lại đo lường những kết quả của đầu ra theo cách thức khác nhau. Thứ nhất bất bình đẳng nói chung đo lường những kết quả của đầu ra cho mọi thành viên trong xã hội mà không phân biệt phân tổ những cá nhân đó thuộc nhóm xã hội nào. Nói cách khác bất bình đẳng nói chung là sự miêu tả bất bình đẳng của tất cả các thành viên trong xã hội trong cùng một không gian đơn chiều. Trong không gian này các thành viên đều có vai trò trọng số như nhau trong việc tham gia tạo thành sự bất bình đẳng trong toàn xã hội. Cụ thể hơn ta có thể sắp xếp tất cả các thành viên trong cùng một xã hội và tính toán sự bất bình đẳng về phân phối thu nhập thực tế của họ. Kết quả tính toán sẽ cho ta hệ số Gini về thu nhập và cho biết sự bất bình đẳng trong xã hội đó là như thế nào. Sự miêu tả bất bình đẳng về thu nhập như thế này đã xóa nhòa những khác biệt vùng miền giới tính dân tộc và trình độ học vấn giữa các thành viên trong xã hội. Thứ hai bất bình đẳng về cơ hội cũng đo lường những kết quả của đầu ra cho mọi thành viên trong xã hội nhưng có phân biệt phân tổ những cá nhân đó thuộc nhóm xã hội nào. Sự chênh lệch về kết quả của đầu ra giữa các nhóm xã hội gọi là bất bình đẳng về cơ hội. .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN