tailieunhanh - SỰ BIỆT HÓA CỦA 3 LÁ PHÔI VÀ HÌNH DẠNG CỦA PHÔI 2 THÁNG
Sự tạo mầm các cơ quan tiến hành từ đầu tuần thứ 4, lúc bắt đầu một thời kỳ gọi là thời kỳ phôi. Cuối thời kỳ này, các cơ quan chính được đặt vào những vị trí nhất định. Các mầm cơ quan bao giờ cũng phát sinh trực tiếp từ các lá phôi. Trong điều kiện phát triển bình thường, mỗi lá phôi thường tạo ra những cơ quan cùng hệ thống. Phần này chủ yếu giới thiệu sự biệt hóa từng lá phôi để thấy rõ nguồn gốc của mô và cơ quan. Ngoài ra còn. | SỰ BIỆT HÓA CỦA 3 LÁ PHÔI VÀ HÌNH DẠNG CỦA PHÔI 2 THÁNG Sự tạo mầm các cơ quan tiến hành từ đầu tuần thứ 4 lúc bắt đầu một thời kỳ gọi là thời kỳ phôi. Cuối thời kỳ này các cơ quan chính được đặt vào những vị trí nhất định. Các mầm cơ quan bao giờ cũng phát sinh trực tiếp từ các lá phôi. Trong điều kiện phát triển bình thường mỗi lá phôi thường tạo ra những cơ quan cùng hệ thống. Phần này chủ yếu giới thiệu sự biệt hóa từng lá phôi để thấy rõ nguồn gốc của mô và cơ quan. Ngoài ra còn có sự mô tả các biến đổi của phôi người từ một tấm phẳng thành một cơ thể hình ống đặc trưng cho cơ thể của động vật có xương sống dẫn tới kết quả là sự khép mình của phôi và sự định ranh giới phôi. I. BIỆT HÓA CỦA NGOẠI BÌ PHÔI - Ở đầu tuần thứ 3 ngoại bì là một tấm biểu mô dẹt rộng ở vùng đầu hẹp ở vùng đuôi và phủ mặt lưng của nội bì. Bờ của tấm ngoại bì tiếp với ngoại bì màng ối. Máng thẩn kinh Hạch rúỵsong H. 1 Sơ đô căt ngang qua phôi cho thây quá trinh hỉnh thanh của ông thân lãnh. - Khi mới được tạo ra dây sống gây ra sự cảm ứng phần ngoại bì nằm ngay trên mặt lưng của nó làm cho phần ngoại bì đó dày lên thành một tấm biểu mô dài rộng ở vùng đầu và hẹp ở vùng đuôi phôi được gọi là tấm thần kinh là nguồn gốc của toàn bộ hệ thần kinh. Theo đường giữa tấm thần kinh lan dần về phía đường nguyên thủy. Phần ngoại bì không tham gia vào sự tạo tấm thần kinh sẽ biệt hóa thành ngoại bì da và các bộ phận phụ của da như lông tóc móng tuyến mồ hôi tuyến bã tuyến vú. - Cuối tuần thứ 3 tấm thần kinh lõm xuống trung bì ở đường giữa tạo thành một cái máng gọi là máng thần kinh. Các tế bào từ bờ máng di cư sang 2 bên và tách rời cái máng tạo ra 2 dải tế bào gọi là mào thần kinh H. 1 A B . Hai bờ của máng thần kinh tiến lại gần nhau và sát nhập với nhau ở đường giữa máng thần kinh khép lại tạo thành ống thần kinh D . Phôi phát triển trong giai đoạn có ống thần kinh gọi là giai đoạn phôi thần kinh. Sự khép lại của máng thần kinh tạo thành ống thần kinh bắt đầu từ vùng tương ứng với vùng cổ .
đang nạp các trang xem trước