tailieunhanh - THÁI ĐỘ XỬ TRÍ BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NGUY CƠ THẤP
Chấn thương sọ não nguy cơ thấp được định nghĩa là chấn thương sọ não có mất tri giác ban đầu và hoặc quên sự việc xảy ra sau chấn thương và khi nhập viện tình trạng tri giác từ 13 – 15 điểm Glasgow. Chấn thương sọ não nguy cơ thấp (CTSN – NCT) rất thường gặp trong thực hành lâm sàng, chiếm 80% tổng số bệnh nhân CTSN. Trong khi CTSN nặng (GCS = 3 – 8 điểm) chỉ chiếm 10% và CTSN nguy cơ thay đổi (GCS = 9 – 12 điểm) chiếm 10% tổng số CTSN. Hàng năm tại Mỹ có 200. | Chẩn đoán CTSN – NCT hong qua khó khi gặp bệnh nhân mát tri giác ban đầu và hoặc quên sự việc xảy ra, vào viện trong tình trạng tri giác GCS = 13 – 15 điểm. Nhưng xử trí là vấn đề gặp nhiều khó khăn. Chụp X – quang qui ước nên áp dụng cho mọi bệnh nhân. Nếu có tổn thương xương sọ như vỡ, lún phải chụp CLVT. Trường hợp không có tổn thương xương sọ, chỉ chụp CLVT nếu bệnh nhân có tri giác xấu dần, co giật liệt nửa người hay có dấu hiệu thần kinh khác. Bệnh nhân có đau đầu dữ dội, đau đầu tăng dần hay nôn liên tục cũng là yếu tố để thầy thuốc chỉ định chụp CLVT. Tổn thương trên phim chụp CLVT cho quyết định lâm sàng cụ thể nhất. Mổ lấy bỏ khối choán chỗ chèn ép nếu máu tụ NMC lớn, đè đẩy cấu trúc não như đường giữa, não thất hay rãnh cuốn não. Một số máu tụ DMC, máu tụ trong não cũng cần được lấy bỏ giảm áp khi có dấu hiệu chèn ép trên phim. Nhưng đối với máu tụ DMC hay trong não, chỉ định thường chặt chẽ hơn. Những trường hợp không có chỉ định mổ, phải theo dõi bệnh nhân ở cơ sở y tế tối thiểu 48 – 72 giờ (trung tâm y tế huyện, khu vực, bệnh viện tỉnh, bệnh viện chuyên khoa). Nhưng tốt nhất nên lưu bệnh nhân tại cơ sở y tế có máy chụp CLVT, có phẫu thuật viên thần kinh. Chiến lược theo dõi và xử trí CTSN – NCT phụ thuộc điều kiện từng quốc gia và cơ sở y tế. Theo dõi tại cơ sở y tế: Cần phải theo dõi tri giác (GCS), dấu hiệu đau đầu, buồn nôn, nôn, chóng mặt, dấu hiệu thần kinh khu trú, điện não đồ Khi bệnh có biểu hiện nặng hơn, nên chụp CLVT kiểm tra.
đang nạp các trang xem trước